'Người dùng điện đang phải trả cao hơn
giá bình quân...'
Cập nhật lúc 16:52
Theo chuyên gia, người dân chỉ
cần lấy tổng số tiền phải trả chia cho điện năng tiêu thụ hàng tháng thì ra
giá bình quân.
Quan tâm đến câu chuyện giá điện và
cách tính giá điện, chuyên gia kinh tế năng lượng Nguyễn Khoa Khôi chia sẻ
với giải thích của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
rằng, hóa đơn tiền điện của người dân trong tháng 4 vừa qua tăng vọt, một phần
do trời nắng nóng, một phần do giá bán lẻ điện bình quân tăng 8,36% kể từ
ngày 20/3/2019.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Khoa Khôi khẳng
định, hóa đơn thu tiền điện tháng 4 tăng lên rất nhiều, không phải chỉ do
tăng giá và tăng lượng điện tiêu thụ mà còn do khi dùng điện tăng lên sẽ nhảy
lên bậc thang lũy tiến cấp trên, cao hơn làm cho tiền điện phải trả không
tăng lỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ và mức tăng giá mới, mà có thể tăng
vọt lên.
Chẳng hạn, trước đây một gia đình mỗi
tháng dùng hết 300 kWh, giờ tăng lên 600 kWh. Số tiền phải trả không
phải tăng lên gấp đôi mà có thể gấp ba vì trước đây 300 kWh ở mức giá thấp,
còn khi mức giá bán lẻ điện bình quân tăng, bậc thang ở trên (401kWh trở lên)
có giá 2.927 đồng/kWh nên tiền điện phải trả là rất cao.
Tạm công nhận giá bán điện bình quân đã
được công bố, theo ông Nguyễn Khoa Khôi, khi thu tiền điện theo mức giá bình
quân ấy, EVN đã đủ hòa vốn và có lãi. Thế nhưng thực tế "nhà
đèn" chỉ bán giá ấy với một số ít hộ, còn đối với những hộ sử dụng từ
101 kWh trở lên, EVN bắt đầu thu cao hơn để bù chéo cho người dùng ít.
"Vấn đề ở chỗ số người được hưởng
bù chéo cực nhỏ. Ngày nay, hầu như không ai dùng dưới 50kWh/tháng. Ngành điện
lực nói số này đông, chừng 30%, nhưng đó là số hộ, còn lượng điện năng họ
tiêu thụ cực ít, trong khi khoảng 70% là người tiêu thụ nhiều. Hiện đa số các
hộ gia đình tiêu thụ ở mức 400kWh/tháng.
Với giá bậc thang theo quy định, khi
dùng 401kWh trở lên, người dân đã phải trả 2.920 đồng/kWh. Đây là mức quá
cao, trong khi ở 2 bậc thang thấp nhất, giá bán điện đã gần bằng giá bình
quân (1.678-1.734 đồng/kWh so với 1.864,44 đồng/kWh).
Chính vì thế, EVN thu được của các hộ
rất nhiều, nhưng để bù chéo cho các hộ dùng ít thì không được bao nhiêu và
tôi nghi ngờ điểm này, phần còn lại ngành điện bù cho ai? Đây là câu hỏi EVN
cần phải làm rõ.
EVN đã công bố mức giá bình quân thấp
hơn giá họ thu rất nhiều. Chỉ cần làm phép tính trung bình cộng giản đơn,
cũng như bình quân gia quyền: lấy tổng số tiền thu được của các hộ dùng
100kWh trở xuống cộng (+) tổng số tiền thu được của người dùng 101-200 kWh
cộng (+) tổng số tiền thu được của người dùng 201-300kWh cộng (+) tổng số
tiền của người dùng 301-400kWh cộng (+) tổng số tiền thu được của người dùng
từ 401kWh trở lên, tất cả chia cho tổng lượng điện năng tiêu thụ hàng
tháng.
Khi ấy sẽ thấy EVN thu với giá bình
quân ít nhất là 2.500-2.600 đồng/kWh (trên 10 cent/kWh). Với mức giá đó,
ngành điện không thể công bố rằng giá điện Việt Nam thuộc top rẻ nhất thế
giới (7,4 cent/kWh và sau khi tăng 8,36% thì lên mức gần 8 cent).
Đối với mỗi hộ gia đình, khi nhận hóa
đơn điện chỉ cần lấy tổng số tiền phải trả chia cho lượng điện năng tiêu thụ
hàng tháng thì sẽ ra số tiền điện bình quân, nhưng ít ai để ý điều này",
chuyên gia Nguyễn Khoa Khôi phân tích.
Trở lại với giá điện bậc thang, vị
chuyên gia đề nghị Bộ Công thương và EVN cần cải tiến biểu giá điện bậc thang
theo hướng rút ngắn lại, có thể chỉ còn 3-4 bậc. Nếu thực hiện bù chéo thì
chỉ nên lấy số thu của người dùng ở mức 401kWh-600kWh để bù cho người tiêu
thụ 1-150 kWh, không phải bù cho những người còn lại, và đơn giá bậc cao
ấy cũng chỉ khoảng 2.300đ/kWh là hợp lý .
Nếu thêm mức 601kWh trở lên thì có thể
đơn giá cao hơn nhiều cũng được, nhưng nhất thiết phải công bố đúng giá điện
bình quân thực tế hàng năm tính theo bình quân gia quyền.
“Còn giá mà EVN đưa cho người dân đó chỉ
là giá tối thiểu bán ra để đảm bảo kinh doanh có lãi định mức mà thôi, không
thể gọi là giá bán điện bình quân được”, ông Khôi nhấn mạnh.
Một điểm nữa được ông Nguyễn Khoa Khôi
lưu ý, trong cơ cấu để tính giá điện có khoản “các chi phí khác”, đây là điểm
phải kiểm soát vì trong kinh tế dùng "chi phí khác" thì người ta có
đủ cách và có thể đưa nhiều chi phí không chính thức vào.
Vị chuyên gia thừa nhận, cái khó của
ngành điện là rất khó kiểm soát vì cơ cấu điện mỗi năm mỗi khác.
Chẳng hạn, năm 2018, miền bắc mưa
nhiều, thủy điện phải xả tràn do không thể dùng hết. EVN chắc chắn thông minh
điều hành để có phân phối công suất tối ưu cho hệ thống của họ, không đời nào
họ để cho nước chảy không mà trong lúc đó nhiệt điện giá cao lại cho chạy.
“Cái đó có lợi cho EVN nhưng không ai
thắc mắc ở điểm đó, vấn đề là giá điện bình quân tính trong điều kiện
công suất đó phải phổ biến nhiều năm để từ đó chọn được mức giá điện bình
quân hợp lý", ông Khôi lưu ý.
(Theo Đất Việt) Thành Luân
|
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét