Dự án dùng vốn vay nước ngoài, Việt
Nam thiệt nhiều?
Cập nhật lúc 16:13
Tại các dự án Cát Linh - Hà
Đông, Bến Thành - Suối Tiên..., kết quả cho thấy từ khâu đầu tới khâu cuối
thực hiện dự án đang có vấn đề.
Có tiêu cực, lợi ích?
Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước
gửi Quốc hội mới đây vừa chỉ ra hàng loạt vấn đề trong các dự án trọng điểm
sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Tại các dự án Cát Linh - Hà Đông, Bến
Thành - Suối Tiên..., kết quả cho thấy từ khâu đầu tới khâu cuối thực hiện dự
án đang có vấn đề. Cụ thể, trong quyết định chủ trương cũng chưa chặt chẽ,
khiến dự án phải nhiều lần điều chỉnh tổng mức đầu tư, kéo dài thời gian thực
hiện, trong quá ký kết hợp đồng cũng được cho là lỏng lẻo khiến chủ đầu tư
phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài, phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ
nhưng lại không kiểm soát được các khoản thuế, phí gây thất thu, lãng phí...
Đồng tình với những đánh giá trên, ĐBQH
Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng, đó là những tồn tại thực tế đang được
các cơ quan chức năng xem xét, khắc phục.
Ông Nhường cho biết, những tồn tại xảy
ra ở hầu hết các dự án được thực hiện triển khai giai đoạn trước như Cát Linh
- Hà Đông, Bến Thành - Suối Tiên... Vướng mắc chủ yếu có liên quan tới công
tác giải phóng mặt bằng, tiến độ giải ngân, thủ tục rườm rà khiến dự án bị
kéo dài thời gian, đội vốn, thậm chí phải bồi thường cho nhà thầu nước ngoài.
Ông Nhường nêu ví dụ, cùng một dự án
sân bay giao cho tư nhân triển khai, tiến độ thực hiện chỉ mất 3 năm, còn nhà
nước thực hiện thì loay hoay cả chục năm chưa giải phóng được mặt bằng.
Do đó, ông Nhường cho rằng, xem xét
giảm bớt các bước thực hiện thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo cũng là
một vấn đề phải nghiên cứu.
Tuy nhiên, công tác quản lý cũng như
vấn đề lợi ích nhóm, tiêu cực cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt
những kẽ hở khiến dự án bị rút ruột, đội vốn.
"Không loại trừ có hiện tượng cá
nhân lợi dụng chính sách để trục lợi vì cá nhân, vì nhóm lợi ích.
Cần phải xem xét lại các điều khoản ký
kết trong hợp đồng giữa nhà đầu tư với nhà thầu để bảo đảm các điều khoản
soạn thảo được chặt chẽ, kín kẽ, tránh rơi vào tình trạng bất lợi như thời
gian qua. Việc này Luật Đầu tư công sửa đổi phải đưa ra giải pháp", ông
Nhường nói.
Thận trọng dự án cao tốc Bắc - Nam
Theo ĐB Lê Công Nhường, do đã nhìn rõ
những hạn chế nếu trên nên có nhiều lo ngại đối với dự án đầu tư công có sử
dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài. Điển hình như dự án cao tốc Bắc - Nam đang
được đưa ra thảo luận.
Theo vị đại biểu, trong khi còn quá
nhiều vấn đề bất cập trong quản lý, sử dụng vốn vay thì việc đầu tư cao
tốc Bắc - Nam phải hết sức thận trọng.
Trước hết, Quốc hội không nên đặt nặng
vấn đề về tiến độ của dự án trong thời điểm này để đi đến quyết định phải kêu
gọi vốn bằng mọi cách, phải làm bằng mọi giá. Cần thực hiện đấu thầu dự án
công khai để lựa chọn nguồn vốn và nhà đầu tư thực hiện dự án. Việc lựa chọn
nguồn vốn cũng như nhà đầu tư phải bảo đảm dựa trên các yếu tố năng lực tài
chính, chuyên môn kỹ thuật, chất lượng dự án chứ không chỉ thiên về yếu tố
giá rẻ.
Dự án cao tốc Bắc - Nam được xem là dự
án trọng điểm quốc gia, là tuyến giao thông huyết mạch do đó, không nên để
duy nhất một nhà đầu tư nước nào độc quyền thực hiện.
"Nếu để duy nhất một nhà đầu tư
nước ngoài thực hiện toàn bộ 8 dự án BOT trải dọc suốt tuyến quốc lộ lối liền
Bắc - Nam thì nguy cơ độc quyền rất lớn.
Độc quyền trước hết là nguy cơ nhà thầu
sẽ nắm quyền kiểm soát toàn bộ tuyến đường này, bao gồm từ việc thực hiện dự
án cho tới việc cung cấp các thiết bị, công nghệ, hàng hóa dịch vụ cho tới
việc tổ chức quản lý thu thuế, phí.
Trong trường hợp nhà đầu tư kéo dài
thời gian thi công, đẩy vốn, để tăng phí, kéo dài thời gian thu phí qua trạm
BOT thì cũng giống như đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn toàn rơi vào thế bị
động và lại chịu thiệt.
Hơn nữa, nếu xảy ra biến cố hoặc có
tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư đóng trạm, dân sẽ đi lối
nào? Điều này rất đáng ngại.
Với cơ chế quản lý, kiểm soát như thời
gian vừa qua là rất khó khiến dư luận có thể yên tâm, tin tưởng. Liệu cuối
cùng người dân có phải đóng thuế để chi trả cho nhà đầu tư nước ngoài?
Vì thế, trong trường hợp này, chỉ nên
để nhà thầu làm thí điểm một trạm BOT, không nên giao cả 8 dự án BOT cho nhà
thầu của một nước", vị đại biểu cảnh báo.
Từ những lo ngại nói trên, ông Nhường
cho rằng, chưa nên tính tới việc thực hiện dự án ở thời điểm hiện tại, nhất
là khi chưa có phương án về nguồn vốn cũng như chưa khắc phục được những yếu
điểm trong quản lý, giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài.
"Cao tốc Bắc - Nam không phải là
dự án bức thiết, buộc phải làm ngay. Song song với tuyến này chúng ta còn
tuyến QL1 cũ, còn có đường sắt, trước mắt có thể cải tạo, sửa chữa, nâng cấp
để hiệu quả sử dụng tốt hơn.
Trong trường bắt buộc phải thực hiện dự
án thì nên chia nhỏ dự án làm nhiều đoạn để kêu gọi đầu tư, sau đó cho nhà
đầu tư làm thí điểm từng đoạn, có đánh giá toàn diện mới quyết định kêu gọi
đầu tư những đoạn tiếp theo.
Giao toàn dự án cho duy nhất một nhà
đầu tư để làm hàng loạt sẽ rất mạo hiểm và dễ rơi vào tình thế bị phụ
thuộc", ông Nhường nói.
(Theo Đất Việt) Lam Nguyễn
|
Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét