Đánh giá
đội ngũ công chức: Chỉ 3% yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ
Cập nhật lúc 14:34
Con số 3% công chức có năng lực yếu kém, không
hoàn thành nhiệm vụ công vụ được đưa ra trước khi Quốc hội thảo luận về dự
thảo luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chiều nay 24-5.
Hơn 96% công chức hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Ảnh: TT
Trong báo cáo mới gửi tới Quốc hội và các vị đại biểu gần đây, Bộ Nội
vụ cho biết đến cuối tháng 4-2019, có 19/33 bộ, ngành trung ương và 45/63
tỉnh, thành phố gửi báo cáo đánh giá đội ngũ công chức, viên chức về bộ.
Kết quả đánh giá về năng lực đội ngũ công chức rất khả quan, 284.668
công chức thuộc 19 bộ, ngành và 45 địa phương cơ bản hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Có hơn 76.600 công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm tỉ lệ hơn
26,9%, số công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ khoảng 197.300 người, chiếm tỉ lệ
hơn 69,3% tổng số công chức.
Như vậy có tới hơn 96% số công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
Cũng theo Bộ Nội vụ, số công chức
hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực khoảng 6.700 người, chiếm
tỉ lệ 2,4%. Và chỉ có khoảng 1.700 công chức không hoàn thành nhiệm
vụ, chiếm tỉ lệ khoảng 0,6%.
Như vậy, theo kết quả báo cáo của Bộ Nội vụ, chỉ khoảng 3% công chức
yếu kém về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2018.
Tương tự, trong khoảng 1,1 triệu viên chức trên cả nước, có 27% viên
chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khoảng 67% viên chức hoàn thành tốt nhiệm
vụ, khoảng 6% viên chức hoàn thành nhiệm vụ.
Số viên chức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2018 khoảng 0,4% tổng
số viên chức, tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với đội ngũ công chức.
Nguồn: Bộ Nội vụ
Cũng theo Bộ Nội vụ, trong 4 năm qua cả nước tinh giản biên chế được
40.500 người, trong đó năm 2015 giảm 5.778 người, năm 2016 giảm 11.923 người,
năm 2017 giảm 12.660 người và năm 2018 giảm 10.139 người.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng đang xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu biên chế
ngành Y tế và Giáo dục của một số địa phương cho phù hợp với mức tăng dân số
do cơ học, theo nghị quyết trung ương.
Cụ thể, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến Bộ Chính trị cho phép bổ sung biên
chế giáo viên mầm non tại 17 địa phương tăng dân số cơ học nhanh như Hà Nội,
TP.HCM, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Long An, Tiền Giang và 5 tỉnh Tây Nguyên.
Về sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, đến nay đã ban hành 22 nghị định quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
Tổng số lượng vụ, cục, tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ (không tính
Bộ Quốc phòng, Công an) là 248 tổ chức, giảm 12 tổ chức. Số đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ 102 đơn vị, giảm 8 đơn vị.
Đã có 4 tỉnh thực hiện sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
gồm Bạc Liêu, Bắc Ninh, Hà Giang, Lào Cai, giảm được 5 cơ quan chuyên môn
thuộc cấp tỉnh.
Bộ Công
an thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo nghị quyết trung ương,
giảm được 6 tổng cục, 55 cục và tương đương, 20 sở cảnh sát PCCC cấp tỉnh và
819 phòng.
(Theo Tuổi Trẻ) BẢO NGỌC
Đây có thể là con số trong mơ của
bất kì quốc gia nào trên trái đất này. Có lẽ các nước sẽ ùn ùn kéo đến VN để "học tập kinh nghiệm". VN từ chỗ 30% công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về
nay có bước chuyển qúa ngoạn mục rất đáng "học tập"!
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét