Giá xăng dầu thế giới giảm sốc,
dân vẫn phải mua giá cao
Cập nhật lúc 16:40
Ngay sau kỳ tăng giá xăng dầu
rất mạnh vào ngày 2/5, giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh. Dù vậy, người dân
vẫn phải đợi để được hưởng mức giá giảm.
Giá thế giới giảm mạnh, giá trong nước khó giảm tương ứng
Sau đợt tăng giá xăng dầu trong nước vào ngày 2/5, giá xăng
dầu thế giới từ mức bình quân 80 USD/thùng lao dốc mạnh. Đến ngày 9/5, giá
xăng RON 92 (xăng nền pha chế xăng E5) đã giảm xuống còn 72,6 USD/thùng.
Những ngày trước đó, giá xăng RON 92 cũng giảm khá mạnh.
Giá xăng dầu thế giới giảm là tín hiệu mừng khi giá xăng trong
nước đã qua 3 kỳ tăng mạnh liên tiếp với tổng mức tăng lên đến hơn 3.600
đồng/lít, giá điện cũng tăng từ 20/3.
Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước liệu có giảm tương ứng không?
Trao đổi với PV.VietNamNet, lãnh đạo một DN xăng dầu lớn tỏ ra
hoài nghi về khả năng giá xăng trong nước có thể giảm mạnh. Theo vị này, lí
do là Quỹ bình ổn giá thời gian qua xả rất mạnh, dẫn đến nhiều DN lớn bị âm
Quỹ bình ổn giá.
Chẳng hạn, thời điểm ngày 2/5, Petrolimex âm 355 tỷ đồng và vẫn
đang tăng lên; PVoil âm gần 700 tỷ đồng. Như vậy, chỉ rính riêng 2 doanh
nghiệp xăng dầu lớn này, quỹ bình ổn giá đã âm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Vì thế, vị lãnh đạo DN này giải thích lý do giá xăng ngày 17/5
khó giảm mạnh như giá thế giới: Hiện nay mức trích lập Quỹ Bình ổn giá là 300
đồng/lít. Trong khi xăng E5 vẫn phải chi Quỹ hơn 900 đồng/lít. Như vậy, quỹ
bình ổn giá vẫn âm. Do đó muốn điều chỉnh giá bán lẻ xuống thì liên bộ Công
Thương - Tài chính phải giữ nguyên mức dùng Quỹ.
“Còn nếu muốn giảm dùng quỹ để doanh nghiệp bớt âm quỹ, liên Bộ
sẽ phải giữ nguyên giá xăng dầu chứ không giảm được. Hoặc nếu liên Bộ vừa
dùng quỹ vừa giảm giá thì mức giảm giá xăng cũng sẽ không mạnh như đà giảm
của giá thế giới”, đại diện DN này nói.
Nhắc lại cả một thời gian dài kiềm chế giá xăng dầu trong quý I
bằng cách xả quỹ để giữ nguyên giá, vị này cho rằng “mình nhịn cả một thời
gian dài, giờ không nhịn được thì phải bung ra thôi”.
Điều này có nghĩa, việc âm nặng Quỹ bình ổn giá khiến
cho giá xăng dầu trong nước thời gian tới khó có thể giảm mạnh tương ứng.
Bởi, nhà điều hành sẽ phải tính đến chuyện giảm giá nhỏ giọt để dành dư địa
để Quỹ bình giá bớt âm, tiến tới để Quỹ dương.
Một chuyên gia xăng dầu bình luận: "Phải chăng công tác điều
hành, dự báo để sử dụng Quỹ bình ổn giá thời gian qua kém, lạm dụng Quỹ cũng
như thời điểm và mức sử dụng Quỹ trong thời gian vừa qu? Vô hình chung, nó
làm mất tác dụng của Quỹ bình ổn giá, doanh nghiệp âm quỹ và người tiêu dùng
không được lợi tương ứng, thậm chí còn phải mua xăng dầu với giá cao, lạm
phát vẫn bị ảnh hưởng”.
15 ngày điều chỉnh 1 lần là
quá dài
Việc giá xăng dầu chỉ được điều chỉnh 15 ngày 1 lần theo Nghị
định 83 là một trong các lý do khiến giá xăng dầu trong nước không vận hành
nhịp nhàng theo giá thế giới.
Vì lý do đó, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam ngày 12/4/2019 đã có văn
bản gửi Văn phòng Chính phủ nêu rằng việc 15 ngày điều chỉnh giá một lần là
“không hợp lý”.
Theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, với quy định này, giá bán lẻ
trong nước sẽ khó có thể bắt kịp những biến động của giá xăng dầu thế giới
trong bối cảnh những yếu tố tác động lên giá dầu như kinh tế, địa chính trị,
tôn giáo liên tục diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay.
Cho nên, Hiệp hội xăng dầu đề nghị rút ngắn tần suất điều chỉnh
giá xăng dầu xuống còn 10 ngày để giá bán lẻ trong nước ngày càng tiệm cận
với giá thế giới, tránh độ trễ trong việc điều chỉnh giá.
Sâu xa hơn, Hiệp hội này cũng tỏ ra đồng tình với phương án bỏ
giá cơ sở, không dùng giá cơ sở làm căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ như hiện
nay mà chỉ là tiêu chí để doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định giá bán
lẻ.
“Việc để doanh nghiệp được quyền quyết định giá không chỉ đúng
với bản chất của kinh tế thị trường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho người
tiêu dùng khi các DN cạnh tranh về giá (sẽ có giá bán khác nhau giữa các
thương nhân) và chất lượng dịch vụ để thu hút người tiêu dùng”, Hiệp hội xăng
dầu Việt Nam nêu rõ.
(Theo
Vietnamnet) Lương
Bằng
|
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét