Có
một quỹ xứng đáng tên gọi “Quỹ bất ổn xăng dầu”!
Cập nhật lúc 10:44
Trong
bài blog của Dân trí cách đây đúng một tuần, người viết đã dự báo: Vào ngày
17/5, đến kỳ điều hành giá xăng dầu, sẽ lại điệp khúc "giá xăng tăng
chót vót, giảm nhỏ giọt".
Thực tế đã diễn ra đúng như vậy khi giá
xăng chỉ giảm khoảng 600 đồng/lít với xăng khoáng và 200 đồng/lít với xăng E5
(trong khi trước đó 3 lần tăng cao với tổng mức tăng 3.600 đồng). Quỹ Bình ổn
giá xăng dầu (BOG) đã thực sự bộc lộ quá nhiều bất ổn.
Không phải tự
nhiên, nhiều người dân và một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu từ
lâu đã gọi vui Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là quỹ "bất ổn" xăng dầu.
Theo nghị định
83/NĐ-CP về cơ chế điều hành giá xăng dầu, với mỗi lít xăng nhập về, doanh
nghiệp sẽ trích lợi nhuận, nộp vào quỹ 300 đồng/lít để khi giá xăng dầu tăng
cao, Tổ điều hành giá xăng dầu liên bộ: Tài chính-Công Thương sẽ cho xả quỹ
để bù vào, không để giá xăng dầu tăng quá cao, gây bức xúc cho người dân.
Tuy nhiên, trên
thực tế, gần 4 năm điều hành quỹ này, hầu như không mấy ai khen hiệu quả điều
hành Quỹ BOG xăng mà chủ yếu thấy lời phê bình, chê trách từ phía người dân,
báo chí, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. Nhiều
người còn nghi ngờ tính minh bạch trong việc sử dụng quỹ này- thực chất vẫn
là sử dụng tiền của người tiêu dùng khi các quỹ này đều để ở chính các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Trong một văn
bản kiến nghị cách đây hơn 10 ngày gửi Chính phủ, Hiệp hội kinh doanh xăng
dầu cũng cho rằng, việc trích lập quỹ BOG hiện nay đang khiến "người
tiêu dùng chịu thiệt hơn là lợi" khi bản chất là người dân đang phải ứng
trước cho quỹ.
Và thực tế, ai
cũng thấy rằng, Nhà nước đang chủ trương xây dựng, phát triển nền kinh tế thị
trường nhưng việc sử dụng Quỹ BOG đã mang đậm tính can thiệp hành chính
nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu. Việc điều hành quỹ, điều hành giá
theo chu kỳ 15 ngày/lần từ lâu đã khiến giá xăng dầu trong nước không diễn ra
theo đúng xu hướng giá thế giới: Khi giá xăng dầu trong nước đang tăng thì
Việt Nam lại giảm và ngược lại.
Và điều này
luôn khiến cho người tiêu dùng khó hiểu khi so sánh với giá thế giới. Đã có
quá nhiều tiếng nói về sự bất cập này trên báo chí và mạng xã hội (facebook)
trong thời gian qua.
Các doanh
nghiệp từ lâu cũng đã không mặn mà gì khi phải trích lập quỹ này. Theo ý kiến
của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam thì việc liên tục trích Quỹ BOG ở mức cao
khiến các doanh nghiệp càng bán càng lỗ, giảm lợi nhuận. Như Dân trí đã đưa
tin, trước ngày 2/5/2019, Quỹ BOG tại Petrolimex bị "âm" 320 tỷ
đồng. Còn PV Oil bị âm gần 700 tỷ đồng.
Mặc dù bị nghi
ngờ về tính minh bạch trong việc sử dụng Quỹ BOG nhưng chính các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu cũng cho biết họ phải miễn cưỡng thực hiện việc trích lập
cho Quỹ này vì thực tế, việc trích lập Quỹ BOG chỉ mang lại phiền toái và cả
thiệt hại cho doanh nghiệp.
Bởi vì, với mỗi
lít xăng nhập về doanh nghiệp phải trích 300 đồng lợi nhuận định mức và
phải gửi vào một tài khoản cố định. Khoản lãi sẽ nhập vào gốc, doanh nghiệp
hoàn toàn không được động vào số tiền này. Nhưng khi quỹ âm thì doanh nghiệp
phải vay ngân hàng lãi suất 7-8% một năm hoặc bỏ vốn tự có bù đắp.
Khi Quỹ BOG âm,
thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ phải vay ngân hàng để
bù lại, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Đây là rủi ro rất lớn cho DN khi đi vay
ngân hàng để bù quỹ, nhưng nếu không có khoản hoàn trả thì ngân hàng có thể
dừng cho vay.
Với một cơ chế
mà kiểu gì cũng bị chê: Người dân chê, doanh nghiệp chê, các chuyên gia kinh tế
chê thì có nên duy trì nữa không? Hãy để xăng dầu được điều hành theo đúng cơ
chế thị trường: Giá xăng dầu thế giới lên thì giá trong nước lên và ngược
lại, giá thế giới xuống thì ta cũng xuống tương ứng. Như thế cũng sẽ không
còn tình trạng buôn lậu do không còn chênh lệch giá xăng dầu trong nước và
các nước xung quanh (cơ bản cũng đã đi theo kinh tế thị trường).
Còn vẫn giữ cơ
chế điều hành 15 ngày/lần, dùng Quỹ BOG như hiện nay, chuyện giá xăng VN
ngược chiều với giá thế giới, chuyện xăng tăng như tên lửa, xuống chậm như...
cà phê phin vẫn là điệp khúc không sao xóa bỏ được; ít nhất là từ nay đến
cuối năm, khi Quỹ BOG vẫn còn đang "âm" nặng.
(Theo Dân trí) Mạnh Quân
Do có Quỹ Bất ổn
nên cái lợi nhuận luôn Rất ổn vì ngoài lợi nhuận kinh doanh ra họ còn được thêm
cái gọi là Lợi nhuận định mức 300đ/lít (nôm na là bất kì giá cả, lỗ lãi của
Nhà nước thế nào thì doanh nghiệp cứ đút túi lợi nhuận ấn đình trên). Chẳng
có doanh nghiệp nào trong nền kinh tế mà kinh doanh luôn được ấn định lợi
nhuận định mức cả, ngoài TCTy XDVN.
Thương Giang
|
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét