Không xin phép Quốc hội, Bộ GTVT tăng
gấp đôi vốn đường sắt Cát Linh
Cập nhật lúc 09:43
Kiểm toán Nhà
nước kết luận Bộ GTVT đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát
Linh - Hà Đông từ 8.770 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng mà không qua cửa Quốc
hội.
Kiểm toán Nhà nước vừa gửi báo cáo kết quả kiểm toán năm
2018 đến Quốc hội. Theo đó, nhiều dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi gặp
nhiều vấn đề như tổng mức đầu tư thay đổi nhiều lần, giải ngân chậm,
chất lượng công trình thấp, các định mức, đơn giá vật tư đặc thù quá cao...
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thị sát tàu Cát Linh -
Hà Đông. Ảnh: Việt Hùng.
Tại dự án
đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Kiểm toán Nhà nước kết luận Bộ GTVT đã điều
chỉnh dự án có các tiêu chí quan trọng quốc gia nhưng chưa báo cáo Thủ tướng
để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội.
Cụ thể, Bộ đã lập, thẩm định, phê
duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.770 tỷ đồng lên
18.001,6 tỷ đồng (tăng 9.231,6 tỷ đồng).
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình
(Học viện Chính sách và Phát triển), Luật Đầu tư công 2014 quy định dự án có
tổng mức đầu tư vượt quá 10.000 tỷ đồng được liệt vào loại dự án quan trọng
quốc gia và phải được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà
Đông ban đầu là dự án nhóm A (tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng đến dưới
10.000 tỷ đồng) nhưng sau đó bị đội vốn trở thành dự án quan trọng quốc gia
(trên 10.000 tỷ đồng).
"Về nguyên tắc, việc điều
chỉnh tính chất dự án từ nhóm A sang nhóm trọng điểm quốc gia phải được Quốc
hội phê duyệt", ông Bình giải thích.
Dù chưa khánh thành nhưng nhiều hạng mục của đường
sắt Cát Linh - Hà Nội đã cũ kỹ do thời gian xây dựng quá lâu. Ảnh: Phạm Thắng.
Trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết dự án đã phải chỉ
định thầu cho nhà thầu Trung Quốc 13.751 tỷ đồng (chiếm 77% tổng mức đầu tư).
Nguyên nhân là việc đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn gặp những ràng buộc bất
lợi dẫn đến phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh -
Hà Đông còn thanh toán thuế giá trị gia tăng sai quy định. Số thuế giá trị gia
tăng tăng thêm 12,5 tỷ đồng (phải nộp thêm 2,9 tỷ đồng, giảm khấu trừ 9,6 tỷ
đồng). Phần doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tương ứng 125,44 tỷ
đồng.
Ngoài ra, dự án có một số bất cập
như chưa có quy định cụ thể về mức lương, nhu cầu, mức độ cần thiết trong việc
thuê chuyên gia tư vấn quốc tế, trong khi chi phí này rất lớn. Tư vấn giám sát
do bên tài trợ vốn chỉ định, phía Việt Nam không thể thay thế. Việc điều chỉnh
dự án chưa đảm bảo quy định, thay đổi biện pháp thi công khi chưa có dự toán
chi tiết...
Lộ trình dự án Cát Linh - Hà Đông. Đồ họa: Hữu
Nhân.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13
km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự án do chủ thầu Trung Quốc thực hiện. Ban đầu,
thời gian dự kiến triển khai dự án từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013 hoàn
thành, tổng mức đầu tư hơn552 triệu USD (trong đó gồm nguồn vốn Chính phủ kết
hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc).
Tuy
nhiên, với tiến độ chậm, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức triển khai và
điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng).
Tính đến
nay, công trình đã lỗi hẹn vận hành thương mại đến 8 lần. Tại buổi họp báo của
Bộ GTVT ngày 28/3, đại diện Ban quản lý dự án Đường sắt một lần nữa khẳng định
đang chỉ đạo tổng thầu hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, phấn đầu hoàn thành trong
tháng 4.
Đến nay, gần
hết tháng 5, công trình vẫn chưa biết khi nào được hoàn thành.
(Theo Zing.vn) Ngọc Tân
Đây
là một “quả đắng” điển hình mà Bộ GTVT bắt người dân phải nuốt và cũng chưa biết
bao giờ mới “nuốt xong”. Không biết họ có “nuốt” gì không mà đến nông nỗi này?
Họ vẫn đang nhiệt thành để tạo cơ hội cho nhà đầu tư TQ tiếp cận dự án cao
tốc Bắc-Nam. Dự án 13km mất chục năm, đội vốn gấp đôi. Vậy dự án hơn 1.000km
mất bao nhiêu năm, đội vốn gấp mấy thì “vừa”?
Thương Giang
|
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét