BOT gần cầu Vàm Cống: Đi bao
nhiêu, trả tiền bấy nhiêu...
Cập nhật lúc 14:21
Việc tài xế phản đối trạm
thu phí BOT T2 được dự báo từ nhiều năm trước nhưng không hóa giải
được vì liên quan tới quyền lợi nhiều bên.
Trách nhiệm của ai?
Ngày 23/5/2019, tình trạng tài xế
phản đối trạm BOT T2 (đặt trên QL91, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) tiếp
tục diễn ra. Các tài xế cho rằng, cầu Vàm Cống vừa thông xe được sử dụng
miễn phí họ rất mừng vì không còn cảnh kẹt phà. Tuy nhiên khi xe từ An Giang
đi ngã ba Lộ Tẻ qua cầu để về TP. HCM và ngược lại thì phải trả phí toàn
tuyến BOT QL91, dù họ chỉ sử dụng khoảng 300 m của dự án này.
Tình trạng này gây ùn tắc dài cả hai
hướng, buộc nhà đầu tư BOT T2 phải xả trạm.
Trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Hồ
Thanh Bình - Đoàn Đại biểu tỉnh An Giang không tỏ ra bất ngờ, bởi
tình trạng này đã được An Giang dự báo từ lâu mà nguyên nhân chính
là do vị trí đặt trạm.
Đầu năm 2018, khi làm việc với Bộ
GTVT, tỉnh An Giang, lãnh đạo đã giao cho Bộ GTVT phải nghiên cứu lại
trạm BOT T2 và đưa ra phương án xử lý phù hợp để đảm bảo yếu tố
hài hòa lợi ích 3 bên Nhà nước, nhà đầu tư và người dân trước khi
thông cầu Vàm Cống.
Nhưng khi ngồi xem lại các quy
trình thì các bên đều không nhận thấy có sự bất thường về thủ
tục vị trí đặt trạm. Bộ GTVT và nhà đầu tư đã lấy ý kiến đầy
đủ các bên, theo đó, họ đều đồng ý đặt trạm tại vị trí như hiện
nay.
Mặc dù, kế hoạch xây dựng cầu
Vàm Cống đã có từ lâu, khi làm dự án cải tạo QL91 đặt trạm BOT T2
thu vốn hoàn phí đầu tư các bên cũng đã có nghiên cứu nhưng khi
chọn vị trí đặt trạm lại đặt ở nơi có thể gây lên sự bất hợp lý
mà ai cũng có thể nhìn ra. Ông Bình cho biết, nguyên nhân xảy ra
điều này bản thân cũng biết nhưng đó là sự "nhạy cảm"
không tiện nói ra.
Theo ông Bình, trách nhiệm chính
trong xử lý vụ việc này thuộc về Bộ GTVT và nhà đầu tư. Lúc đề
xuất dự án đã không tính đến những bức xúc của người dân khi thông cầu
Vàm Cống để có những dự báo và phương án giải quyết.
Ba phương án xử lý
Cái khó trong việc xử lý bất cập
tại BOT T2 được vị ĐBQH tỉnh An Giang đưa ra là thời điểm ký hợp
đồng, vị trí đặt trạm đã được Bộ GTVT và các quan tham mưu đồng
thuận. Hơn nữa, BOT T2 ảnh hưởng chủ yếu tới quyền lợi của người
dân, doanh nghiệp 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang nhưng trạm lại đặt ở
TP. Cần Thơ.
"Có 3 phương án được đề xuất
để giải quyết tình trạng bất ổn tại trạm BOT T2. Một là, dành 2
làn đường không thu phí để các xe đi qua cầu Vàm Cống qua trạm BOT
T2; thứ 2 là đi bao nhiêu trả tiền bằng đó; thứ 3 là miễn phí cho
các xe đi qua trạm.
Tuy nhiên, cái lợi ích cho người
dân hiện nay chưa được xem xét xác đáng nên tình trạng bất ổn
vẫn tồn tại, nhất là sau mấy ngày thông cầu Vàm Cống thì
sự việc càng trở lên phức tạp" - ông Bình nói.
Theo ông Bình, Bộ GTVT và nhà đầu
tư cần ngồi lại với nhau để thỏa thuận, lựa chọn phương án hài
hòa nhất giữa 3 bên. Mặc dù về mặt quy trình, thủ tục pháp lý nhà
đầu tư không sai nhưng cũng cần đặt lợi ích người dân lên trên.
Trong sáng ngày 23/5/2019, Bộ GTVT
cũng có buổi làm việc với các bên về tình trạng tài xế phản đối
tại trạm BOT T2. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, việc di dời
trạm BOT T2 là rất khó và tốn kém.
Thông tin mà ông Bình có được,
trực tiếp Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật tham gia, điều hành buổi
làm việc nhưng kết quả cuối cùng vẫn là "tiếp tục nghiên
cứu".
Ông Bình cho rằng: "Cách tốt
nhất để giải quyết bây giờ là đi bao nhiêu trả tiền bằng đó. Mức
phí đi từ BOT T2 qua cầu Vàm Cống và ngược lại cần phải được
nghiên cứu để cho có hợp lý, chấp nhận được. Nếu các bên đều đặt
lợi ích của người dân lên trên hết thì sẽ giải quyết được
ngay".
Trong khi đó, lãnh đạo Tổng cục Đường
bộ trả lời Người lao động rằng, sẽ nghiên cứu miễn, giảm phí cho người dân
vùng Đồng Tháp.
"Trước đây cầu Vàm Cống chưa xong,
nên việc miễn, giảm phí cho khu vực này chưa được tiến hành. Tuy nhiên, giờ
cầu đã thông xe nên xem xét miễn, giảm phí người dân trong bán kính 5-10 km
là cần thiết. Dự kiến, chúng tôi sẽ hoàn thành công tác giảm phí vào tuần
sau"- lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay.
Còn ông Nguyễn Việt Trí - Giám đốc Sở
GTVT An Giang đưa ra phương án, xe từ hướng Kiên Giang hoặc từ cầu Vàm Cống
rẽ xuống để về An Giang sẽ được phát thẻ, khi đến trạm T2 sẽ trả lại và mua
vé mệnh giá 2.000 đồng để qua trạm, tương đương với 300 m đường di chuyển.
Còn những xe từ hướng An Giang đi Kiên
Giang và qua cầu Vàm Cống hoặc về TP. Cần Thơ, có 2 phương án giải quyết: Thứ
nhất, có thể bán vé qua trạm với mệnh giá 2.000 đồng khi xe đi Kiên Giang và
qua cầu Vàm Cống; trong khi xe đi về Cần Thơ thì khi đến trạm sẽ mua vé với
mệnh giá 33.000 đồng, tức đủ 35.000 đồng đi toàn tuyến như hiện nay (một vé
2.000 đồng mua tại trạm T2 và 1 vé 33.000 đồng tại trạm T1 thuộc P. Phước
Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ).
Thứ hai, nếu nhà đầu tư sợ thất thu thì
có thể bán vé 35.000 đồng tại trạm T2 nhưng phải được tổ chức lại, tức khi xe
lưu thông về Kiên Giang hoặc về cầu Vàm Cống thì phải trả lại cho chủ phương
tiện 33.000 đồng để thu hồi lại vé 35.000 đồng, trong khi xe lưu thông về
hướng Cần Thơ đi bình thường như hiện nay.
(Theo Đất Việt) Vân Nam
Lòng tham khiến người ta sai ngay từ
đầu của dự án đầu tư BOT và đây chính là mạch nguồn của bất ổn. Nhà đầu tư
thì tính toán “khôn lỏi”, đặt trạm ở vị trí có thể “lùa” được cả những phương
tiện đi đường khác nhưng chỉ “liếm BOT” vài trăm mét là phải “nôn” tiền như
đi cả mấy chục km! Nhà quản lí nếu nói là ngây thơ không biết thì chỉ là biện
bạch để che dấu rằng có thể họ đã được nhà đầu tư “chăm bón”. Các dự án BOT
bất ổn đều có vấn đề và tất cả không xuất phát từ người dân. Vậy thì do ai?
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét