Giới khoa học nghi
ngờ công nghệ làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản
Cập nhật lúc 10:33
Bày tỏ vui mừng song nhiều chuyên gia và cả đại
diện Bộ TNMT cho rằng giải pháp làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản đang thực
hiện là không căn cơ, thậm chí tốn kém.
Sáng 16/5,
Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng
công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản chính thức khởi động tại Hà Nội.
Dự án hứa
hẹn giải quyết dứt điểm được mùi hôi thối từ bùn đất trong lòng sông suốt
nhiều chục năm nay, bên cạnh đó xử lý triệt để ô nhiễm do nước thải chảy với
tốc độ được giới thiệu là "siêu thanh".
Công nghệ áp
dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới
Phát biểu tại
lễ khởi động, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần cải thiện
môi trường Việt Nhật (JVE), cho biết việc xử lý ô nhiễm ở sông Tô Lịch không
chỉ cần tách được nước thải là xong.
Ông cho biết có 3 vấn đề lớn đó là
mùi hôi thối bốc lên, lớp bùn tầng đáy vẫn cần nạo vét cơ học và đặc biệt là
mức độ ô nhiễm chì ở Tô Lịch hiện giờ rất nặng, các sinh vật không thể tồn
tại được.
Khoảng 5 thiết
bị xử lý được công ty JVE đưa đến đặt tại đoạn sông gần vòng xuyến Hoàng Quốc
Việt, Bưởi (Hà Nội). Ảnh: Sơn Hà.
Tuy nhiên, với công nghệ mà phía Nhật Bản đem tới, mỗi máy
Bioreactor được coi là những nhà máy xử lý nước thải tý hon đặt ngay dưới
lòng sông. Những thiết bị này được giới thiệu có khả năng xử lý nước
"nhanh gấp 6 lần tốc độ âm thanh" sẽ phân giải hoàn toàn lớp bùn
tầng đáy, loại bỏ mùi hôi thối.
“Đây được coi là cuộc cách mạng
về xử lý nước ô nhiễm sông hồ hiện nay, giúp chúng ta thay đổi suy nghĩ, cách
làm cũ để thực hiện theo công nghệ hiện đại nhất hiện nay, vừa đơn giản, dễ
áp dụng, lại tiết kiệm được ngân sách nhà nước”, Giám đốc Công ty JVE nhấn
mạnh.
Tiến sĩ Tadashi Yamamura, thành
viên đoàn chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường và cũng là người đem công
nghệ này đến Việt Nam cho biết Bioreator đã thành công trong nhiều dự án xử
lý ô nhiễm ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Ông cho rằng công nghệ này phù hợp khi
áp dụng ở sông Tô Lịch.
"Sông Tô Lịch có vấn đề lớn
nhất là lượng bùn ở tầng đáy rất lớn làm bốc lên mùi hôi thối rất khó chịu.
Chúng tôi cho rằng tình trạng này hoàn toàn có thể xử lý bằng công nghệ Nano
Bioreactor”, tiến sĩ Yamamura chia sẻ.
'Cần nhiều thời gian để kiểm nghiệm tính khả thi'
Trao đổi với
Zing.vn, PGS.TS Phạm Hoàng Hải, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền
vững, cho rằng dự án này là một điểm rất tích cực. Nó cho thấy TP Hà Nội đã
quyết liệt hơn trong giải quyết thực trạng ô nhiễm tại con sông này suốt
nhiều năm qua.
Các kỹ sư của
công ty JVE đang hoàn thành nốt công đoạn lắp đặp thiết bị Bioreactor trên
sông Tô Lịch. Ảnh: Sơn Hà.
"Chắc chắn công nghệ của họ phải rất tốt, rất hiệu quả thì
họ mới dám tự tin như vậy. Từ trước đến nay, chưa ai dám hứa hẹn những điều
như vậy khi bắt tay vào xử lý sông Tô Lịch cả", ông Hải đánh giá về dự
án.
Tuy nhiên,
khi nói về tính bền vững và lâu dài của giải pháp này, ông Hoàng Hải cho biết
vẫn rất hoài nghi.
"Quan
điểm của giới khoa học chúng tôi trước hết là mừng, nếu công nghệ này thành
công thì quá tốt. Tuy nhiên, trao đổi với nhiều giáo sư, nhà khoa học nghiên
cứu về lĩnh vực này, chúng tôi đều thống nhất là phải tách nước thải thì mới
giải quyết được cốt lõi vấn đề", ông nêu ý kiến.
PGS.TS Phạm
Hoàng Hải, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền vững, thuộc Hội Bảo
vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ảnh: Napa.vn.
Theo Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền vững, công
nghệ mà phía Nhật đem đến có thể thành công trong xử lý được mùi hôi của sông
Tô Lịch, nhưng để khẳng định được công nghệ này có thành công hay không sẽ
cần nhiều thời gian.
"Để
biết được có thành công hay không, phải lấy mẫu phân tích trước, sau rồi từng
giai đoạn của dự án để kiểm nghiệm, đánh giá. Kết quả không thể nhìn thấy
bằng mắt, nói miệng là hiệu quả được mà phải bằng con số, bằng chỉ số rồi mới
kết luận có hiệu quả hay không", ông Hải cho biết.
Vị chuyên
gia cho rằng người dân thủ đô trước hết có thể trông đợi công nghệ này sẽ xử
lý được mùi hôi thối của sông Tô Lịch, nhất là những ngày nắng nóng sắp tới.
Tuy nhiên, để đánh giá mức độ khả thi, Hà Nội sẽ cần nhiều thời gian.
'Vẫn chỉ là giải pháp tạm thời'
PGS.TS Trần
Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội)
nhận định giải pháp này của Nhật có thể mang lại hiệu quả, nhưng sẽ không bền
vững và nếu áp dụng thường xuyên sẽ rất tốn kém.
PGS.TS Trần Hồng
Côn nổi tiếng là người đã sáng chế ra máy lọc nước giúp lọc sạch nước sông Tô
Lịch thành nước uống. Ảnh: VTC.
"Đặt thiết bị này dưới lòng sông để giải quyết mùi hôi thối
thì tôi cho rằng hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, thiết bị cứ liên tục hoạt động
ngày đêm như vậy thì rất tốn kém, không căn cơ. Áp dụng công nghệ này, sông
Tô Lịch giống như người bệnh cứ phải bơm oxy liên tục, ngừng bơm là chết, lại
ô nhiễm", TS Hồng Côn bày tỏ băn khoăn.
Bên cạnh đó,
Ông còn cho rằng khả năng làm sạch nước của thiết bị này dù hiệu quả nhưng
vẫn chỉ là làm sạch một cách nhân tạo, Tô Lịch vẫn là một con sông chết,
không có khả năng tự làm sạch. Việc tiêu hủy hoàn toàn lớp bùn dưới lòng sông
ông cho rằng cũng là một hành động giết chết hệ sinh thái của sông.
"Nếu
nạo vét hết sạch bùn nghĩa là ta đã tiêu diệt hoàn toàn hệ sinh thái dưới
lòng sông, lớp bùn tầng đáy chứa nhiều vi sinh vật có ích giúp con sông có khả
năng tự chuyển hóa, làm sạch tự nhiên. Nếu sông sạch mà hết sạch bùn thì chả
khác nào một cái mương nhân tạo cả, cả cá cũng khó sống", ông Côn nói.
PGS.TS Hồng
Côn nhấn mạnh muốn giải quyết dứt điểm được ô nhiễm ở sông Tô Lịch cuối cùng
vẫn phải quay lại mục tiêu ban đầu là tách được nước thải của hàng chục nghìn
hộ dân chảy vào sông. Ông cho rằng mọi giải pháp hiện nay chỉ là tạm thời,
tình thế, hỗ trợ trước và sau khi tách được nước thải.
TP Hà Nội thường
cho công nhân nạo vét, hút bùn đất từ lòng sông một cách cơ học nhưng không
hiệu quả, biện pháp thủ công này còn gây mùi rất khó chịu cho những ai đi
ngang qua. Ảnh: Sơn Hà.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi
trường Lê Công Thành cho biết đề xuất hỗ trợ giải quyết ô nhiễm ở sông Tô
Lịch của phía Nhật Bản chỉ là tạm thời và vẫn cần kiểm chứng tính hiệu quả.
"Tất
nhiên đây mới là thử nghiệm, Bộ đã giao cho các đơn vị theo dõi và đánh giá
kết quả thử nghiệm, lấy đó làm cơ sở để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của
công nghệ này", ông Thành phát biểu.
(Theo
Zing.vn) Sơn Hà
|
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét