Thực hiện chủ trương tinh giản biên
chế:
Bộ
Công Thương muốn lập 1 cơ quan mới, thêm 130 biên chế
Cập nhật lúc 15:27
Bộ Công Thương muốn
thành lập Ủy ban cạnh tranh quốc gia trên cơ sở hợp nhất Cục cạnh tranh và
bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng cạnh tranh.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo
Nghị định quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban
cạnh tranh quốc gia.
Theo đó, trên tinh thần của Luật cạnh tranh 2018, Bộ Công
Thương muốn thành lập Ủy ban cạnh tranh quốc gia trên cơ sở hợp nhất Cục cạnh
tranh và bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng cạnh tranh.
Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng chính phủ
bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Công Thương. Chủ tịch ủy ban
là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và trước pháp luật về tổ chức hoạt động của ủy ban.
Phó chủ tịch ủy ban có trách nhiệm giúp chủ tịch thực hiện
nhiệm vụ theo phân công của chủ tịch.
Ủy ban có tối đa 15 thành viên do Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bao gồm ủy viên thường trực là Chủ tịch
và các Phó chủ tịch cùng các ủy viên không thường trực khác.
Thành viên Ủy ban thực hiện nhiệm vụ là
thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự tố tụng cạnh tranh
quy định trong Luật cạnh tranh 2018.
Bộ Công Thương cho rằng do đặc thù “cơ
quan bán tư pháp” nên cần phải lưu ý tới các chức danh quản lý nhà nước và
chức danh tài phán.
Chức danh quản lý nhà nước là lãnh đạo
ủy ban, lãnh đạo cục, vụ, phòng,... Chức năng tài phán là chủ tịch ủy
ban cạnh tranh quốc gia, Chủ tịch hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh,
thành viên hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan điều
tra vụ việc cạnh tranh,...
Bộ Công Thương dự kiến bộ máy giúp việc
cho Ủy ban gồm 8 đơn vị. Đó là:
Cục điều tra và giám sát cạnh tranh (dự
kiến 25-30 biên chế)
Cục bảo vệ người tiêu dùng (dự kiến
25-30 biên chế)
Vụ thư ký xử lý vụ việc cạnh tranh: 10-15 biên chế
Vụ quản lý hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp: 10-15 biên chế
Vụ hợp tác quốc tế: 10-15 biên chế.
Vụ thanh tra pháp chế: 10-15 biên chế
Văn phòng ủy ban cạnh tranh quốc gia và
bảo vệ người tiêu dùng: 10-15 biên chế
Văn phòng quản lý cạnh tranh và bảo vệ
người tiêu dùng tại TP.HCM: 8-10 biên chế
Ngoài ra còn có 1 đơn vị sự nghiệp là
Trung tâm thông tin tư vấn và đào tạo: 20-25 biên chế.
Tổng biên chế được giao hiện nay của
Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng là 50 biên chế và văn phòng Hội đồng
cạnh tranh 8 biên chế; viên chức là 10 biên chế.
Trong giai đoạn 2020-2025, tổng biên
chế, nhân sự dự kiến của các đơn vị của Ủy ban có trung bình 130 biên chế
công chức và 25 biên chế viên chức (tăng trung bình khoảng 70-80 biên chế
công chức, 15 biên chế viên chức.
Số lượng biên chế, nhân sự còn thiếu,
thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ các đơn vị của Bộ Công Thương hoặc
các bộ ngành khác nhằm bảo đảm các nguyên tắc: không tăng biên chế trong tổng
số biên chế của Bộ và biên chế hành chính nhà nước nói chung. Việc bổ sung sẽ
triển khai theo lộ trình 5 năm.
Đến năm 2025 dự kiến Ủy ban cạnh tranh
quốc gia có 120-150 công chức, viên chức.
(Theo VietNamNet) Lương Bằng
Người ta có nhiều cách để phá hỏng chủ trương đúng đắn của Đảng, khi mà ai cũng có thể đưa ra được những sự cần thiết, hợp tình, hợp lí khi tăng biên chế! Vừa năm trước khi Bộ Công an loại bỏ mô hình trung gian là Tổng cục thì Bộ này xin được nâng ngay Cục quản lí thị trường thành Tổng cục! Đây chẳng khác gì sự thách thức!?
Thương Giang
|
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét