VĂN HÓA CHÓ SÓI, BẮC KINH HẬU THUẪN: CON ĐƯỜNG VƯƠN
TỚI ĐỈNH CAO ĐẦY TAI TIẾNG CỦA HUAWEI
Cập nhật lúc 14:26
Cái tên Huawei
đang được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như mạng
xã hội trong thời gian gần đây. Là một trong những tập đoàn công nghệ lớn
nhất hành tinh, Huawei cũng đang mang trên mình nhiều tai tiếng không đáng
có. Các sản phẩm của họ đã góp phần tạo ra cuộc đối đầu lớn chưa từng có giữa
Mỹ và Trung Quốc, ảnh hưởng đến các khối liên minh lâu đời. Nhưng mặt khác,
chúng cũng sẽ góp phần định hình tương lai của Internet.
Mặc dù khởi đầu
có phần muộn màng hơn các đối thủ khác (thành lập năm 1987 tại một vùng nông
thôn Trung Quốc, trong khi Apple năm 1976 và Samsung năm 1938), nhưng chỉ
trong một thời gian ngắn, Huawei đã phát triển thần tốc từ một công ty nhỏ lẻ
trở thành tập đoàn hàng đầu tại đất nước tỷ dân và có doanh thu hơn 100 tỷ đô
la mỗi năm. Tuy nhiên, đi cùng với câu chuyện phát triển thần kỳ của Huawei
là vô số những tham vọng trần trụi, có sự hậu thuẫn của chính phủ và nhiều
chiến lược kinh doanh thật sự đáng ngờ.
Hiện tại,
Huawei đang phải đối mặt với một chiến dịch "tẩy chay" do chính
quyền Mỹ phát động nhằm ngăn cản công ty này phát triển thế hệ mạng không dây
tiếp theo – 5G. Tuy nhiên, đã có nhiều tranh cãi nổ ra ngay trong nội bộ các
nước đồng minh của Mỹ, khi một số nhà mạng như Vodafone của Anh và Telus của
Canada đã cho rằng việc cấm cửa Huawei có thể làm gián đoạn quá trình triển
khai toàn cầu hệ thống 5G cũng như gây suy yếu sự phát triển công nghệ.
Trong khi chính
phủ Mỹ một mực khẳng định các thiết bị của Huawei được sử dụng trên toàn thế
giới sẽ giúp công ty này thu thập dữ liệu phục vụ cho hoạt động tình báo
Trung Quốc, thì phía Huawei lại khẳng định rằng công ty của họ hoạt động độc
lập với chính phủ và không bao giờ được yêu cầu để thu thập thông tin trái
phép. Chính phủ nước này cũng phủ nhận các cáo buộc của Mỹ về ăn cắp tài sản
trí tuệ và thực hiện các chiến lược thương mại không công bằng.
Cho đến nay,
chính quyền tổng thống Donald Trump vẫn chưa đưa ra được bất kỳ một bằng
chứng cụ thể nào cho những cáo buộc nhằm vào Huawei, tuy vậy công việc kinh
doanh của công ty ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Chắc chắn rằng,
tập đoàn tỷ đô này sẽ không dễ dàng nhắm mắt làm ngơ, họ sẽ chiến đấu hết
mình để có thể bảo vệ danh tiếng đã cất công gầy dựng từ bao năm nay.
Bầy sói luôn đói khát
Huawei được
thành lập và bắt đầu dấn thân vào ngành công nghệ từ năm 1987, dưới sự quản
lý của CEO Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi) – một cựu kỹ sư quân đội Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng, nền tảng quân sự của vị chủ tịch này ít nhiều cũng đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách quản lý công ty, dẫn đến thứ được gọi là
"văn hóa chó sói" của Huawei.
Ren luôn luôn
đề cập đến cụm từ "linh hồn sói" mỗi khi phát biểu hay trò chuyện
với nhân viên của mình, yêu cầu mọi người phải luôn thể hiện tinh thần của
loài sói: bản chất khát máu, không sợ hãi, kiên cường trước các điều kiện
khắc nghiệt và khả năng làm việc theo nhóm. Vì vậy, trong một cuộc phỏng vấn
với tờ CNN vào tháng này, ông cho rằng chiến dịch của Mỹ nhằm vào Huawei
ngược lại sẽ giúp ích rất nhiều cho những nhân viên đang trở nên "lười
biếng, tham nhũng và yếu đuối" đã dần ngủ quên trong chiến thắng sau
nhiều thập kỷ thành công.
Trong cuốn sách "The Huawei Story" được xuất bản vào
năm 2014, đồng tác giả Tian Tao – thành viên của hội đồng tư vấn quốc tế
Huawei – đã mô tả khá đầy đủ không gian làm việc tại nhà máy sản xuất của tập
đoàn: đó là một tòa nhà công nghiệp lớn với không gian làm việc và nhà bếp.
Những chiếc giường được xếp thẳng đứng trên tường và nệm đặt dưới sàn nhà.
Nhân viên làm việc mệt mỏi hàng giờ liền, ăn và ngủ tại chỗ.
Cường độ làm
việc cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo là hai trong những yếu tố
chính giúp Huawei chỉ sau một năm đã gầy dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc
trên thị trường. Trong các thập kỷ tiếp theo, công ty tiếp tục cải tiến các
sản phẩm và liên tục tung ra những mặt hàng mới như smartphone, đồng thời họ
cũng bắt đầu mở rộng thị trường ra toàn thế giới, phát triển các thị trường
tiềm năng ở Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á.
Ngoài ra, chế
độ đãi ngộ cũng là một yếu tố giúp công ty giữ chân được nhân viên và phát
triển như ngày nay. Công ty sẽ khuyến khích về mặt tài chính rất hào phóng
cho nhân viên của mình, miễn là họ nỗ lực hết mình để đạt được hoặc vượt
những chỉ tiêu đã đề ra.
Trong một buổi
phỏng vấn với tờ CNN Business, một cựu giám đốc Huawei giấu tên
đã từng làm việc tại các thị trường phát triển trong những năm 2000 đến 2010,
cho biết khoản tiền thưởng và cổ tức hằng năm của Huawei vượt xa mức lương cơ
bản của ông. Đây là một cách để tuyển dụng nhân tài bởi rất hiếm các công ty
công nghệ khác của Trung Quốc trong giai đoạn này có những ưu đãi phong phú
như vậy. Bản thân ông cũng từng là nhân viên của một công ty viễn thông trong
nước, trước khi được Huawei mời về làm việc một thời gian ngắn ở Thâm Quyến
và chuyển công tác sang chi nhánh ở nước ngoài.
"Tiền
chính là động lực duy nhất để làm việc. Chúng được gọi là ‘văn hóa chó sói',
chúng tôi là sói, chúng tôi cần ăn thịt, chúng tôi cần tiền", ông nói.
Chia sẻ về lý
do rời bỏ công ty, vị cựu giám đốc cho biết lịch trình làm việc Huawei quá
dày đặc và mệt mỏi. Sau gần một thập kỷ làm việc, ông ra đi vì kiệt sức và
muốn giành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Các nhân viên công ty cũng đã
biết trước thời gian làm việc khắc nghiệt trước khi được tuyển dụng, tuy
nhiên vì tiền, họ có thể bán cả sinh mạng mình.
Sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh
Cái tên Huawei
trong tiếng Trung có nghĩa là "Thành tựu của người Trung
Quốc".
Trở lại những
năm 1970, các cơ sở hạ tầng viễn thông của Trung Quốc gần như không làm được
gì nhiều khi chưa có đến 0.5% dân số nước này sử dụng điện thoại, theo thống
kê của Ngân Hàng Thế Giới. Đất nước vốn đã bị bỏ lại quá xa so với các nền
kinh tế khác lại bị cơ sở hạ tầng nghèo nàn là rào cản phát triển. Vì vậy,
bắt đầu từ năm 1980, Trung Quốc tiến hành mở cửa thị trường cho các công ty
viễn thông nước ngoài vào đầu tư tại đây, tiêu biểu như Fujitsu của Nhật Bản,
Ericsson của Thụy Điển, Alcatel của Pháp, Motorola của Mỹ và Nokia của Phần
Lan.
Đồng thời,
chính quyền Trung Quốc trong giai đoạn này cũng khuyến khích và bảo trợ cho
các tập đoàn viễn thông trong nước phát triển. Trong đó có hai cái tên đã
phát triển tột bậc và có vị thế tầm cỡ quốc tế như hiện nay là ZTE và Huawei.
ZTE được nhà
nước kiểm soát và thực hiện các giao dịch công khai, trong khi Huawei là một
công ty hoàn toàn tư nhân do nhân viên nắm quyền sở hữu. Tuy vậy, các chuyên
gia cho rằng tập đoàn này đã được hưởng những đặc quyền về kinh tế một cách
không công bằng từ chính phủ Trung Quốc.
"Chỉ có
duy nhất một lý do khiến Huawei trở nên hùng mạnh, đó là vì họ đã nhận được
các khoản vay không lãi từ Ngân Hàng nhà nước Trung Quốc. Và điều đó đã giúp
họ thâm nhập thị trường Châu Âu", Philippe Le
Corre, thành viên cao cấp tại Harvard Kennedy và đồng tác giả của "Cuộc
tấn công của Trung Quốc ở châu Âu", chia sẻ.
Trong thực tế,
đa phần các công ty toàn cầu đều sẽ được hưởng lợi từ các ngân hàng đầu tư
hoặc xuất nhập khẩu nhà nước, thường là cung cấp các khoản vay với lãi suất
ưu đãi, chỉ có điều chính quyền Bắc Kinh lại "hào phóng hơn rất
nhiều".
"Trong khi
các chương trình vay tính dụng đã phổ biến ở nhiều quốc gia như Mỹ, Thụy Điển
và Nhật Bản, thì quy mô của các khoản vay ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so
với các quốc gia khác", theo nghiên cứu của Trung tâm Chiến
Lược và Nghiên cứu quốc tế.
"Khi bạn
có một thị trường lớn, và có sự hậu thuẫn của một chính phủ lớn như Đảng Cộng
Sản Trung Quốc, tất nhiên bạn sẽ phát triển".
Những sự nâng
đỡ "không trong sáng" của chính quyền Trung Quốc suýt gây ra rắc
rối cho cả Huawei và ZTE khi vào năm 2012, Ủy ban Châu Âu đã chuẩn bị tiến
hành một vụ kiện thương mại nhằm vào hai ông lớn trên, với cáo buộc nhà nước
Trung Quốc đã và đang hỗ trợ một cách bất hợp pháp cho các công ty. Tuy nhiên
vụ việc đã dần trở vào quên lãng vì các đối thủ vào thời điểm đó không dám
đứng ra làm chứng do lo sợ bị trả thù từ Bắc Kinh.
Phá vỡ nguyên tắc để phát triển doanh nghiệp
Giống như các
tập đoàn công nghệ trước đó, Huawei đã thực hiện các chiến lược cạnh tranh
mạnh mẽ để có thể chiến thắng trên thị trường quốc tế, ngay cả khi bắt buộc
họ phải phá vỡ các luật lệ.
Công ty từng
tuyên bố rằng: "Huawei cam kết tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các
luật và quy định và tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh cao nhất. Cam kết này được
tích hợp vào Quy tắc Ứng xử Kinh doanh của chúng tôi và yêu
cầu tất cả các nhân viên phải tuân theo. Chúng tôi sẽ không khoan dung cho
bất kỳ vi phạm nào".
Tuy nhiên, hãy
nhìn xem trong những năm qua, Huawei đã thực hiện lời hứa này như thế nào:
-
Năm 2003 chứng kiến cuộc kiện tụng lùm xùm giữa Cisco và Huawei về vấn
đề sao chép phần mềm và vi phạm bằng sáng chế.
-
Chín năm sau (2012) các giám đốc điều hành của Huawei và ZTE bị tòa án
Algeria kết tội hối lộ và phải lãnh án 10 năm tù.
-
Đến năm 2014, Huawei phát động chiến dịch "đả hổ diệt ruồi"
trong nội bộ của công ty và hơn 4000 nhân viên đã thừa nhận vi phạm các chính
sách khác nhau, từ những hành vi nhỏ đến hối lộ và tham nhũng.
-
Đến tháng 2/2018, một công ty tư vấn có trụ sở tại Washington đã theo
dõi các hoạt động của Huawei trên toàn cầu và tuyên bố tập đoàn này có liên
quan đến các hành vi "hối lộ, tham nhũng và can thiệp chính trị nước
ngoài".
-
Đầu năm nay, các công tố viên thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội công ty
ăn cắp tài sản trí tuệ từ nhà mạng Mỹ T- Mobile và vi phạm lệnh trừng phạt
của Mỹ đối với Iran.
Có thể thấy,
các cáo buộc nhắm vào Huawei về tham nhũng, ăn cắp tài sản trí tuệ và mua
chuộc quan chức chính phủ hầu như không có giới hạn và sẽ còn tiếp diễn trong
tương lai. Phía Huawei cũng đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ các cáo buộc và
luôn khẳng định họ "không vi phạm bất cứ luật lệ nào của chính quyền Mỹ
và thế giới". Hoặc, họ sẽ phủi bỏ toàn bộ trách nhiệm và đổ lỗi cho các
nhân viên của mình – như những con tốt thế mạng.
"Huawei có
nhân viên tại các thị trường phát triển nhanh và sớm hợp tác với phần còn lại
của thế giới. Chúng tôi có đến 180.000 nhân viên, mặc dù đã có chính sách và
yêu cầu tuân thủ, nhưng vẫn có những người vi phạm", đại diện Huawei
cho biết. "Và khi họ vi phạm, chúng tôi kỷ luật hoặc phạt tiền
nhân viên, đồng thời hợp tác với chính quyền địa phương để điều tra".
Mời các bạn
tham gia Group Cộng đồng VnReview để
thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ cùng cơ hội nhận quà tặng hàng tháng.
Phá vỡ nguyên
tắc để phát triển doanh nghiệp
Giống như các tập đoàn công nghệ trước
đó, Huawei đã thực hiện các chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ để có thể chiến
thắng trên thị trường quốc tế, ngay cả khi bắt buộc họ phải phá vỡ các luật
lệ.
Công ty từng tuyên bố rằng: "Huawei
cam kết tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các luật và quy định và tiêu chuẩn đạo
đức kinh doanh cao nhất. Cam kết này được tích hợp vào Quy tắc Ứng xử Kinh
doanh của chúng tôi và yêu cầu tất cả các nhân viên phải tuân theo.
Chúng tôi sẽ không khoan dung cho bất kỳ vi phạm nào".
Tuy nhiên, hãy nhìn xem trong những năm
qua, Huawei đã thực hiện lời hứa này như thế nào:
- Năm 2003 chứng kiến cuộc
kiện tụng lùm xùm giữa Cisco và Huawei về vấn đề sao chép phần mềm và vi phạm
bằng sáng chế.
- Chín năm sau (2012) các
giám đốc điều hành của Huawei và ZTE bị tòa án Algeria kết tội hối lộ và phải
lãnh án 10 năm tù.
- Đến năm 2014, Huawei phát
động chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" trong nội bộ của công ty và hơn
4000 nhân viên đã thừa nhận vi phạm các chính sách khác nhau, từ những hành
vi nhỏ đến hối lộ và tham nhũng.
- Đến tháng 2/2018, một
công ty tư vấn có trụ sở tại Washington đã theo dõi các hoạt động của Huawei
trên toàn cầu và tuyên bố tập đoàn này có liên quan đến các hành vi "hối
lộ, tham nhũng và can thiệp chính trị nước ngoài".
- Đầu năm nay, các công tố
viên thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội công ty ăn cắp tài sản trí tuệ từ nhà
mạng Mỹ T- Mobile và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Có thể thấy, các cáo buộc nhắm vào
Huawei về tham nhũng, ăn cắp tài sản trí tuệ và mua chuộc quan chức chính phủ
hầu như không có giới hạn và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai. Phía Huawei
cũng đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ các cáo buộc và luôn khẳng định họ
"không vi phạm bất cứ luật lệ nào của chính quyền Mỹ và thế giới".
Hoặc, họ sẽ phủi bỏ toàn bộ trách nhiệm và đổ lỗi cho các nhân viên của mình
– như những con tốt thế mạng.
"Huawei có nhân viên tại
các thị trường phát triển nhanh và sớm hợp tác với phần còn lại của thế giới.
Chúng tôi có đến 180.000 nhân viên, mặc dù đã có chính sách và yêu cầu tuân
thủ, nhưng vẫn có những người vi phạm", đại diện Huawei
cho biết. "Và khi họ vi phạm, chúng tôi kỷ luật hoặc phạt tiền
nhân viên, đồng thời hợp tác với chính quyền địa phương để điều tra".
Mời các bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để
thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ cùng cơ hội nhận quà tặng hàng tháng.
Quang
Minh (Theo CNN)
|
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét