Được và mất từ doanh nghiệp FDI
Cập nhật lúc 14:49
Việt Nam mới chỉ khuyến khích
FDI bằng thuế, ưu đãi chính sách, khi họ hết thời gian hoạt động, sẵn sàng từ
bỏ và sang địa phương khác để hưởng lợi.
Đó là nhận xét của TS Nguyễn Thắng,
Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam) tại Hội thảo công bố Báo cáo năng suất và cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam được tổ chức ngày 26/4
Dẫn nghiên cứu của TS Nguyễn Thắng, báo
Dân trí cho biết, rủi ro nhất của các doanh nghiệp làm gia công cho các tập
đoàn FDI là các doanh nghiệp ngoại thường yêu cầu đơn hàng đúng giờ, lớn và
chính xác về kỹ thuật, công nghệ… Nếu chỉ một lý do mà doanh nghiệp Việt
không đáp ứng được, họ sẽ sàng từ chối. Như vậy, bao nhiêu tiền của, công sức
đầu tư công nghệ vứt đi hết.
Theo ông Thắng, muốn có nhà đầu tư FDI
tốt, cần phải có thể chế chính sách tốt, không phải chỉ là việc rà soát chính
sách FDI mà quan trọng là đưa Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
chất lượng. Tuy nhiên, để giải bài toán chọn lọc nhà đầu tư FDI chất lượng
cao cho nền kinh tế là cả một vấn đề lớn.
“Cần phải tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư vào Việt Nam trong dài hạn; sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư FDI chất
lượng cao về hạ tầng cơ sở, logistics; thuận lợi hóa thương mại cũng như
nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện, Việt Nam mới chỉ khuyến khích FDI bằng
thuế, ưu đãi chính sách, khi họ hết thời gian hoạt động, sẵn sàng từ bỏ và
sang địa phương khác để hưởng lợi”, TS Thắng nói.
Theo các chuyên gia tại hội thảo, các
doanh nghiệp FDI hiện cũng chưa đưa vào Việt Nam những công nghệ mới, dây
truyền và máy móc mới, họ chủ yếu vào Việt Nam để tận dụng lao động giá rẻ và
độ mở của nền kinh tế để tận dụng giá trị xuất khẩu.
Chính vì vậy, khi hết ưu đãi, các doanh
nghiệp FDI rời đi, Việt Nam sẽ không đón nhận được điều gì từ luồng vốn FDI
ngoài giải quyết việc làm, xử lý hệ quả môi trường và cấu trúc chính sách
kinh tế dang dở, lệch lạc.
Mặt trái của FDI đã được các chuyên gia
kinh tế từ lâu, trong đó TS Bùi Trinh đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam hầu
như không thu được gì từ công nghệ, lao động, đến thuế từ khu vực FDI, trong
khi luồng tiền chảy ra ngoài qua chi trả sở hữu hàng năm là cực lớn.
Chẳng hạn, về mặt thuế, ông cho biết,
trong thuế và các khoản nộp ngân sách bao gồm cả thuế gián thu và trực thu.
Khoản thuế gián thu về bản chất không phải của khu vực FDI đóng góp vào ngân
sách, mà là khoản người dân Việt Nam đóng góp vào ngân sách thông qua tiêu
dùng sản phẩm của khu vực FDI.
Để xem đóng góp của FDI thực sự là bao
nhiêu cần nhìn vào thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế trực thu) mà khối này nộp
vào ngân sách.
Ví dụ, năm 2016, tổng tiền thuế thu
nhập doanh nghiệp của khối FDI được miễn giảm và ưu đãi ở mức 35.300 tỷ đồng.
Tại nhiều doanh nghiệp FDI, tổng số thuế được ưu đãi từ khi đi vào hoạt động
tương đương số vốn họ bỏ ra đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi đầu tư sang Việt Nam,
hầu hết các doanh nghiệp FDI đều báo cáo lỗ hoặc lãi một chút. Như vậy, thuế
thu nhập doanh nghiệp phía Việt Nam thu được cũng chẳng là bao.
FDI được kỳ vọng giúp giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động, nhưng lao động người Việt tại các doanh
nghiệp FDI năm cao nhất cũng chỉ chiếm 6%, trong khi đó lao động trong khu
vực kinh tế tư nhân chiếm tới 43%.
Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều làm
gia công rồi xuất khẩu nên gần như không có sự lan tỏa gì về công nghệ. Trong
một nghiên cứu của một nhóm chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy
khu vực FDI thải ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao hơn khí thải từ
các phương tiện tham gia giao thông khá nhiều.
(Theo Đất Việt) Minh Thái
Chen chúc ở Bệnh viện ung bướu TP HCM.
Những hệ
quả về ô nhiễm môi trường từ khối doanh nghiệp FDI sẽ rất nghiêm trọng, dù
lúc này có thể nó phát tác chưa nhiều. Sẽ đến lúc số tiền thuế FDI hàng chục
năm cũng không đủ chi cho xử lí môi trường. Sức khỏe người dân Việt sẽ bị trả
giá đắt đỏ từ hệ quả mời gọi FDI rẻ mạt!
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét