Học
giả Mỹ phân tích những sai lầm của Phương Tây trước Tổng thống Putin
Cập nhật lúc 15:41
Xin giới thiệu hai bài báo có một số nội dung liên quan của hai học
giả Mỹ: Paul Robert, nguyên Thứ trưởng Bộ tài chính Mỹ và Tiến sỹ Gilbert
Doctorow
Bài đăng trên báo “Svobodnaia Pressa” ngày 7/2/2019 với tiêu đề
nguyên văn: “Putin làm Phương Tây thất vọng: Ông không dọa chôn ai và cũng
không đem “Kuzma's mother” ra dọa ai (“Kuzma's mother”- câu đe dọa trong
tiếng Nga- tạm hiểu: sẽ cho “chúng mày” một bài học-ND).
Các ảnh trong bài là của tác giả.
1. Bài một của Paul Robert Craig
Bài báo được dẫn dưới đây (ở phần sau-ND) của Gilbert Dotorow đã nhắc lại những
quan ngại riêng của cá nhân mà tôi đã từng trình bày nhiều lần trước đây liên
quan đến sự kiềm chế thái quá của Putin trước những sự khiêu khích quá đáng
(của Mỹ và Phương Tây).
Tôi khâm phục Putin vì sự nhẫn nhịn đáng kinh ngạc của ông- các
chính khách Phương Tây đồng nghiệp của ông chưa bao giờ có được một phẩm chất
như vậy. Tuy vậy, tôi cũng thấy cực kỳ lo lắng bởi vì chính cái sự kiềm chế thái
quá đó tuy có thể ngăn chặn chiến tranh nhưng cũng lại có thể dẫn đến chiến
tranh.
Rất nhiều nhà sử học chuyên nghiên cứu nhũng vấn đề liên quan đến
Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã khẳng định rằng chính những ý định tốt đẹp
của Thủ tướng Anh Chemberlen khi
đó muốn tháo ngòi nổ các tình huống xung đột trong khi lẽ ra cần phải có một
lập trường thật cứng rắn đã khuyến khích Hitler đi quá xa như vậy (phát động Thế chiến hai-ND).
Tiến sỹ Doctorow, dĩ nhiên, đã rất đúng khi cho rằng không có một
chính khách Phương Tây nào dám nói về bất cứ một nhà lãnh đạo Xô Viết (trước
đây) nào đó theo cái cách như (ông ta) đang dùng để nói về Putin.
Họ (các chính khách Phương Tây) cũng sẽ không nói chuyện với bất
kỳ một nhà lãnh đạo Xô Viết nào với cái tông giọng mà họ đã (dùng) để nói
(chuyện) với Putin. Mọi sự đã bị đẩy lên đến ngưỡng thậm vô lý:
Chính phủ Anh mới đây tuyên bố là họ đang chuẩn bị cho một cuộc
chiến tranh chống Nga. Dưới thời Xô Viết thì không một chính phủ nào của nước
Anh lại dám đưa ra những tuyên bố vừa mang tính khiêu khích nhưng lại vừa ngu
xuẩn đến mức như vậy.
Nước Nga đủ sức thổi bay nước Anh khỏi bề mặt Trái Đất chỉ trong
vài phút, thế mà Bộ trưởng quốc phòng Ạnh lại dám huyên thuyên là nước Anh
đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Nga!
Putin- (là) nhà lãnh đạo thông minh, lịch thiệp, nhã nhặn, khôn
khéo,- thế giới Phương Tây không có được một nhà lãnh đạo nào tương tự như
vậy.
Ông (Putin)- là nhà lãnh đạo chính trị duy nhất trên thế giới có
thể đứng nhiều giờ liền trước đám đông các phóng viên, chủ yếu là những người
có thái độ thù địch (với Nga) và trả lời từng câu hỏi một, không né tránh lươn
lẹo, không liếc nhìn các gạch đầu dòng có sẵn trên tờ giấy và cũng không cần
phải nghiêng đầu lắng nghe những câu rỉ tai mách bài của các trợ lý.
V.Putin xứng đáng được tất cả tôn trọng. Nhưng thay vào đó thì
ông ấy cùng với nước Nga đang bị cả một chiến dịch bôi nhọ có tổ chức chặt
chẽ tấn công. Cách hành xử như vậy (đối với Putin) làm sao có thể góp phần
duy trì hòa bình trên thế giới được?
Trong một thời đại khi có sự hiện diện của những loại vũ khí hạt
nhân mạnh khủng khiếp như thời đại chúng ta hiện nay, lấy cái gì để có thể
bào chữa được cho cách hành xử vô trách nhiệm như vậy của Phương Tây?
Doctorow có nói rằng Putin- một con người cực khôn khéo nên có
khả năng tự kiểm chế cảm xúc của mình mạnh đến nỗi chưa từng một ai đó, có
lúc nào đó lại phải sợ rằng ông ấy có thể tỏ ra mình bị xúc phạm.
Nhưng tình trạng này không thể kéo dài mãi. Sớm hay muộn thì
Putin cũng sẽ buộc phải hoặc là có một lập trường cứng rắn, hoặc là sẽ đánh
mất- nếu không phải là chủ quyền của Nga thì sẽ là (mất) sự ủng hộ của dân
chúng Nga dành cho ông.
Nếu như Putin chần chừ quá lâu, thì có khả năng là đến khi ông có
được một lập trường cứng rắn thì vào thời điểm đó những chính khách- ngu xuẩn
trong “giới lãnh đạo Phương Tây” đã đánh trống chiến tranh (xung trận) to đến
nỗi không còn có thể bắt chúng (những tiếng trống chiến tranh đó) im bặt lại
được nữa.
Sự ngu xuẩn của Washington còn quá “vĩ đại” vì một nguyên nhân
khác nữa. Washington cho rằng những biện pháp cấm vận, bôi nhọ và cô lập Nước
Nga của Putin sẽ dẫn tới việc Putin bị lật đổ. Cũng có thể như vậy.
Nhưng nhân dân Nga và Các lực lượng vũ trang Nga với tình cảm yêu
nước đã bị xúc phạm của mình sẽ không cho phép đưa những kẻ bù nhin của
Washington lên nắm quyền lực để thay thế Putin.
Cách làm như vậy (của Washington) chắc chắn hơn cả sẽ dẫn tới
việc đưa một người Nga khác yêu nước Nga, nhưng có khả năng tự kiềm chế kém
hơn Putin lên đỉnh cao quyền lực và người đó sẽ sử dụng sức mạnh của nước Nga
để trừng phạt những kẻ đã từng phỉ bảng, mạt sát nước Nga.
Và cả hai bước đi trên đều dẫn tới chiến tranh và cái chết của
tất cả chúng ta.
Paul Craig Roberts, Tiến sỹ kinh
tế, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách chính sách kinh tế Chính
quyền Tống thống Ronald Reagan, nguyên Tổng biên tập kiêm nhà bình luận báo
Wall Street Journal, tạp chí "Businessweek" và Hãng thông tấn
"Scripps Howard News Service ".....Tác giả nhiều cuốn sách về các
vấn đề thế giới hiện đại.
Bài hai của Gilbert Doctorow: Putin cần phải học
Khrushev
Tôi (Gilbert Doctorow-ND) tự mình gọi bài viết này là “những tin
tức giả” vì một lý do rất chính đáng- để các bạn đọc phải quan tâm đến một
thực tế là tổng thống hiện nay của nước Nga quá nhu nhược- nhu nhược đến mức không
đem lại lợi ích gì cho chính bản thân ông ấy và cho cả chúng ta (Phương Tây)-
Ông ấy không đưa ra những đe dọa như người tiền nhiệm của ông, nhà lãnh đạo
ĐCS Liên Xô, đã làm vào năm 1956.
Ông ấy (Putin) cũng không rút giày dưới chân đập lên mặt bàn
trước mặt mình khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, như Nikita Khrushov (Bí thư thứ
nhất ĐCS LX khi đó-ND) đã làm.
Vì vậy mà, chúng ta, những người châu Âu và người Mỹ đã quên đi
những mối nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh nóng với Nga.
Và chúng ta đã tiến sát đến ngưỡng rủi ro xảy một cuộc chiến
tranh như vậy bằng cách thi hành chính sách đối ngoại dồn Nga vào chân tường
của mình. Sẽ không có một cái gì khác (sẽ xảy ra tiếp theo) sau những cách tư
duy và hành động kiểu trên của chúng ta, ngoài chiến tranh.
Chính vì những cách hành xử như vậy của Khrushev như được mô tả ở
trên (hành động đập giầy trên mặt bàn trong kỳ học Đại Hội Đồng LHQ), vì sự
kiện phóng vệ tinh nhân tạo Liên Xô đầu tiên đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông
và cuộc xâm lược của quân đội Liên Xô vào Hungary để thay đổi chế độ tại đó,
vì những lần thử nghiệm các quả bom nhiệt hạch công suất cực lớn trên bầu khí
quyển mà Liên Xô tiến hành để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống lại
chúng ta (Mỹ và Phương Tây), ông ta (Khrushchev) đã gây ấn tượng cực mạnh đối
với công chúng (Phương Tây) và các giai tầng chính trị tại Phương Tây.
Ông ta (Khrushev) được coi là một người đàn ông hung hăng, không
lịch thiệp đang đứng đầu một đất nước nguy hiểm.
Khrushev đề xuất với chúng ta chính sách “Chung sống hòa bình”,-
chính sách này cho phép và buộc chúng ta phải hiểu một thực tế là nếu Phương
Tây không chấp nhận chính sách trên (của Khrushve) thì điều đó cũng đồng nghĩa
với việc sự sống không tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Thành thử, các quốc
gia chúng ta (Phương Tây) luôn có thái độ vửa tôn trọng nhưng lại vừa sợ
Khrushchev và đất nước của ông ta.
Chúng ta cho rằng ông ấy là một kẻ thô lỗ. Nhưng không một ai dám
mở miệng nói rằng ông ta là một tay xã hội đen, là một kẻ giết nhà báo và
v.v. – tức là những từ ngữ mà chúng ta đang được nghe từ miệng các chính
khách và các phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta (Phương Tây) mỗi
khi họ mô tả Putin.
Vào thời kỳ đó, (thời Khrushev-ND) không một ai dám nhận xét rằng
nước Nga chỉ là một “cây xăng chứ không phải là một quốc gia”, nước (Nga) là
nơi không sản xuất ra bất cứ thứ gì mà thế giới cần. Khi đó (thời Khrushev),
cũng không ai nói rằng Nga chỉ là một cường quốc khu vực có cách hành xử rất
tệ hại.
Thế mà sau này chính Barack
Obama đã lấy những nhận định đó (Nga là cường quốc khu vực và hành xử
tệ hại) để biện minh cho quyết định cô lập Nga và cắt đứt mọi mối quan hệ có thể
có với quốc gia “bất hảo” này (Nga), thậm chí cắt cả các kênh liên lạc đã
hoạt động trôi chảy nhiều thập kỷ kể từ khi giải quyết xong cuộc khủng hoảng
tên lửa tại Cuba, - những kênh liên lạc có chức năng đem lại một sự ổn định
nào đó và khả năng có thể dự đoán được (sự phát triển của các sự kiện) trong
điều kiện Chiến tranh Lạnh thời kỳ đó.
Khác với Khrushev và các nhà lãnh đạo Liên Xô khác, Ngài Putin
hành động và nói chuyện với phong cách rất văn minh.
Thậm chí ngay cả hiện nay, trong điều kiện của một cuộc Chiến
tranh lạnh mới, trong thời kỳ mà (Nga) phải đối đầu không ngưng nghỉ với
Phương Tây, phải đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế cứng rắn của Phương Tây,
trong bối cảnh những cuộc tập trận quân sự khiêu khích quy mô lớn chưa từng
có của NATO liên tục được tiến hành ngay sát biên giới Nga, Putin vẫn mềm
mỏng nói về "các đồng nghiệp" và “các đối tác" Phương Tây như
mọi khi - để nhằm mục đích duy nhất là duy trì hòa bình và ngăn chặn sự leo
thang căng thẳng, - vì theo ông thì sự leo thang căng thẳng này có thể nhanh
chóng dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang.
Sự nhẫn nhịn của Putin đến từ đâu? Cần phải hiểu rằng, quá trình
phục vụ tại KGB (Cơ quan an ninh quốc gia Liên Xô) chỉ là một phần nhỏ trong
quá khứ của Putin. Trong những năm 1990, ông làm việc trong chính quyền của Thị
trưởng St. Petersburg Anatoly Sobchak.
Trên cương vị Phó thị trưởng phụ trách mảng đầu tư nước ngoài,
ông đã gặp gỡ rất nhiều doanh nhân và chính trị gia từ Châu Âu và Mỹ. Ông là
một phần của giới thân Phương Tây trong bộ máy cầm quyền của Thị trưởng
Anatoly Sobchak.
Và khi nhậm chức tổng thống năm 1999, Putin đã giữ lại quanh mình
rất nhiều đồng chí theo chủ nghĩa tự do của ông. Những người đó đến bây giờ vẫn
là một nhánh rất có ảnh hưởng trong giới tinh hoa chính trị Kremlin.
Bắt đầu từ những ngày cầm quyền đầu tiên, Putin đã hy vọng sẽ đưa
nước Nga gia nhập NATO và, trong một kế hoạch tổng thể hơn, hội nhập với thế
giới Phương Tây.
V. Putin là nguyên thủ quốc gia đầu tiên gọi điện cho Tổng thống
Mỹ George W. Bush ngay sau
vụ tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới New York và hào phóng
đề nghị một sự trợ giúp đáng kể cho Mỹ bằng cách mở cửa sân sau của Nga ở
Trung Á cho Quân đội Mỹ để hỗ trợ hậu cần cho chiến dịch mà Mỹ sẽ tiến hành
để chống Taliban tại Afghanistan
Nhưng rất tiếc, những kỳ vọng của Putin vào việc cùng (Mỹ và
Phương Tây) làm ấm lên mối quan hệ song phương và hội nhập đã bị (Phương Tây)
từ chối.
Vào thời điểm đó, Washington chỉ coi Nga là một quốc gia đang
trong tình trạng suy thoái kéo dài và chỉ là một cường quốc ngoại vi (khu
vực).
Năm 2002, Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp ước về tên lửa đạn đạo - một
trong những hiệp ước quan trọng mang tính bước ngoặt đầu tiên trong lĩnh vực
hạn chế vũ khí được (Liên Xô và Mỹ) ký vào năm 1972.
Bằng cách đó (rút ra khỏi Hiệp ước), người Mỹ đã công khai thể
hiện sự coi thường của Mỹ trước những quan tâm của Nga về sự ổn định và tính
minh bạch và Mỹ bắt đầu theo đuổi chính sách thay đổi cán cân chiến lược theo
hướng có lợi cho mình.
Tiếp theo đó, chúng ta chứng kiến mối quan hệ giữa Nga và Phương
Tây xấu đi nhanh chóng và vẫn tiếp tục xấu đi đến tận hôm nay. Và sau đó nữa,
chúng ta được thấy Nga thiết kế chế tạo các hệ thống vũ khí mới được mệnh
danh là những vũ khí "phi đối xứng".
Nga đã và đang ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất,- và những
công nghệ này cuối cùng cũng đã được Putin công bố công khai trong bài phát
biểu trước cuộc họp chung của cả hai viện Quốc hội Nga (Hội đồng liên bang và
Duma) vào ngày 1/3/2018.
Khi đó, ông đã nói rất rõ, mặc dù bằng một giọng từ tốn và không
đe dọa, rằng loại vũ khí này có thể chọc thủng mọi lá chắn bảo vệ (phòng thủ)
mà Mỹ đã kỳ công xây dựng để đảm bảo cho Mỹ khả năng tiến hành đòn tấn công
hạt nhân “đánh dập đầu” (đối phương) trước (mà không bị trừng phạt-ND).
Putin đã lấy lại cho nước Nga cân bằng chiến lược hoàn toàn với
Mỹ, và tất nhiên, với toàn bộ NATO. Và đã làm được điều này- bất chấp một
thực tế là ngân sách quân sự của Nga ít hơn 12 lần so với ngân sách quân sự
của Mỹ.
Bài phát biểu ngày 1/3/2018 của Putin nhằm gửi tới người dân Nga
khi chiến dịch (vận động) bầu cử tổng thống (Nga) đang ở thời điểm nóng nhất.
Thông điệp này cũng được gửi đến các giai tầng tinh hoa chính trị Mỹ và Các
lực lượng vũ trang Mỹ.
Rất tiếc, Putin đã không nói với nhân dân Mỹ và nhân dân Châu Âu
bằng một giọng điệu thẳng thừng như Khrushev đã từng nói. Và chính vì thế đã không
làm cho chúng ta “bừng tỉnh giấc”.
Ngày nay, cả chúng ta, và cả dân chúng (Phương Tây), hình như
đang có một xu hướng phớt lờ một thực tế rằng Nga là quốc gia duy nhất trên
thế giới có khả năng chỉ trong vòng 30 phút đã biến nước Mỹ và / hoặc cả Châu
Âu thành tro bụi.
Chúng ta đã đánh mất cái cảm giác là đang tồn tại rất nhiều rủi
ro xảy ra chiến tranh vì những chiến dịch của các lực lượng vũ trang của
chúng ta ngay sát sườn người Nga và những lực lượng của họ ở Syria, ở Ucraine
... và có lẽ, sẽ sớm xuất hiện ở Venezuela.
Và điều đó lại diễn ra trong bối cảnh khi mà gần như hoàn toàn
không có các kênh liên lạc đủ tin cậy nào giữa giới lãnh đạo dân sự và giới
tướng lĩnh của các nước chúng ta (Nga và các nước Phương Tây), và tuyệt đối
không có sự tin tưởng lẫn nhau nào giữa các bên.
Trong Cuộc chiến tranh lạnh lần thứ nhất, (các bên) còn có một
khoảng thời gian hạn chế để có thể phát hiện, làm rõ các tín hiệu về các cuộc
tấn công giả của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc của các máy bay ném bom
chiến lược.
Hiện nay, khoảng thời gian từ hồi còi báo động đầu tiên đến lúc bị
hủy diệt hoàn toàn chỉ còn vẻn vẹn 15 phút. Khi có nhận định sẽ có một đòn
tấn công trước nhằm tiêu diệt giới lãnh đạo quốc gia, quy trình phóng (tên lửa)
trả đũa (của quốc gia bị tấn công) đã được tự động hóa và bây giờ hệ thống
(đánh đòn trả đũa) đã hoạt động theo nguyên tắc “Cánh tay Thần chết”.
Về bản chất, kịch bản Ngày tận thế, - một kịch bản đã được đạo
diễn Stanley Kubrick diễn đạt
một cách xuất sắc và rất ấn tượng trong bộ phim của ông mang tên “Tiến sỹ
Strangelove” trong những năm 60 (chính xác hơn, năm 1964), đang được diễn
ngay ở đây và trong lúc này, mặc dù công chúng không hề biết về những gì đang
diễn ra.
Đó là lý do tại sao, thưa các bạn của tôi, tôi (Gilbert Doctorow)
lại nói rằng Vladimir Putin đã phạm sai lầm đối với chính bản thân mình và
với nhân dân mình (Nga) khi không tham gia trực tiếp vào các hoạt động ngoại giao
thẳng thừng với nhân dân Mỹ và nhân dân Châu Âu, không làm cho chúng ta sợ
hãi đủ độ - để cho chúng ta “tỉnh người” trở lại và buộc các chính khách và
phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta cũng phải như vậy - (tỉnh táo
trở lại) .
Tác giả: Gilbert Doctorow – Tiến sỹ khoa học (chuyên
nghành- Lịch sử Nga, bảo vệ luận án tại Trường Đại học Columbia, năm 1975,
Nhà phân tích chính trị độc lập sống tại Brussel. Quan sát viên quốc tế chính
thức theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Nga ngày 18/3/2018.
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
|
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét