Sau
Chiến thắng 30/4: Vì sao Sài Gòn gần như nguyên vẹn?
Cập
nhật lúc 10:29
Bộ đội tấn công, nhân dân nổi dậy, toàn dân tham gia đánh
giặc và bảo vệ các vị trí chủ yếu trong lòng địch nên TP Sài Gòn được giữ
nguyên vẹn.
Người dân xuống đường hòa chung
không khí hân hoan, vui tươi ngày đất nước thống nhất. Ảnh: Jean-Claude
LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images.
Những ngày
tháng 4, nắng phương Nam nóng như đổ lửa, nhưng vẫn không ngăn được bước chân
của bao người đến với Sài Gòn-TPHCM để nhớ về sự kiện lịch sử hào hùng của
dân tộc cách đây 44 năm, vào ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, đất
nước được độc lập, thống nhất. Những nhân chứng lịch sử và những người trực
tiếp tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 lại hồi tưởng về
không khí Sài Gòn trong ngày giải phóng. Trong đó, hình ảnh đáng nhớ nhất là
Sài Gòn gần như nguyên vẹn sau ngày giải phóng.
"Không có
tình trạng cướp bóc, hôi của. Dân chúng vui mừng, nhất là lớp trẻ, người ta
ra hòa mình với bộ đội rất nhanh", đó là hồi ức của KTS Nguyễn Hữu Thái
khi nhớ về thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975. Ông nói: "Khi Đài phát
thanh phát đi lời đầu hàng của ông Dương Văn Minh và lời chấp nhận đầu hàng
của chính ủy Bùi Văn Tùng, thì chừng khoảng 2-3 giờ chiều, Sài Gòn bắt đầu
náo động trở lại. Dân chúng Sài Gòn yên lòng”.
Còn TS sử học
Nguyễn Nhã lại ấn tượng với hình ảnh đối nghịch: “ Cuộc chiến kết thúc ngoài
sức tưởng tượng. Tức là một đằng thì tháo chạy hỗn loạn, một đằng thì tiến
vào một cách bình tĩnh. Dần dần tôi thấy có những hình ảnh phất cờ, chào đón
càng nhiều. Là một người nghiên cứu về lịch sử, tôi thấy đây là một điều rất
lạ lùng”.
Lực lượng giải phóng tiến vào Sài
Gòn mang theo cờ và ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975. Ảnh:
Phóng viên quốc tế Jacques Pavlovsky/Sygma/CORBIS.
“Trưa ngày
30.4, đại đoàn quân tiến vào Sài Gòn, dân ủng hộ, chỉ đường. Ở những đoạn
đường không có nổ súng, dân tiếp đón bộ đội, có người mời uống rượu, có người
mời ăn bánh, có người mời ghé lại ăn giỗ”- Đó là hình ảnh ngày chiến thắng
lịch sử trong hồi ức của Đại tá Nguyễn Văn Tòng, nguyên Chính ủy Sư đoàn 9
Quân đoàn 4.
Ngày ấy Sài Gòn
đón chào quân giải phóng như đón những người con xa trở về sau bao năm dài xa
cách. Không có cảnh tắm máu, không có cảnh hoang tàn, đổ nát của một đô thị
sau cuộc chiến. Sài Gòn được giữ gần như nguyên vẹn.
Là một lão
thành cách mạng của TPHCM, ông Nguyễn Trọng Xuất, nguyên Tổng thư ký công
trình Lịch sử Nam bộ kháng chiến, tâm sự: Ông sống và hoạt động cách mạng ở
thành phố này đã hơn nửa thế kỷ, đã chứng kiến bao thăng trầm trong cuộc
kháng chiến của dân tộc. Đặc biệt, trong quãng thời gian từ 1954 đến năm 1960,
cả miền Nam như một địa ngục bởi sự tàn sát của chế độ Mỹ-Diệm khiến cho lòng
dân căm phẫn. Không thể khuất phục trước sự tàn bạo này, ông và đồng đội của
mình cùng nhân dân miền Nam trực tiếp tham gia các cuộc đấu tranh giành độc
lập, thống nhất, từ phong trào Đồng Khởi, rồi đến cuộc Tổng tiến công - nổi
dậy xuân Mậu Thân 1968 và kết thúc là đại thắng mùa xuân năm 1975.
Ông
Nguyễn Trọng Xuất, nguyên Tổng thư ký công trình Lịch sử
Theo ông Nguyễn
Trọng Xuất, cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa vì vậy mà đã huy động
được sức mạnh toàn dân tham gia, ngay cả từng người dân ở trong lòng địch và
dân chính là cách mạng.
“Tài thao lược
và trí tuệ của những người lãnh đạo lại được kế thừa trí tuệ của ông cha mình
cả nghìn năm mới làm được điều này. Đảng đã dạy rằng: Nếu anh biết phát động
quần chúng thì chính cách mạng nằm trong dân chứ không phải nằm trong cán bộ.
Bởi vì dân là cách mạng”, ông Nguyễn Trọng Xuất khẳng định.
Hơn 40 năm
trước, ngay trong lòng đô thị Sài Gòn, mỗi người dân yêu nước bằng hành động
của mình đã cùng nhau thúc giục xuống đường tranh đấu. Đó là người mẹ, người
chị bàn Cờ; đó là sinh viên các trường đại học, là nhân sĩ, trí thức, những
người tu hành …. Với sinh viên, học sinh họ đã có những đêm không ngủ cùng
nhân dân miền Nam đốt xe Mỹ, dùng lời ca, tiếng hát để đấu tranh chống lại
chế độ Mỹ-Ngụy. Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, người trực tiếp tham gia phong trào
“Hát cho đồng bào tôi nghe” vẫn giữ nguyên cảm xúc bồi bồi như những năm
tháng xuống đường.
Nhạc sĩ
Tôn Thất Lập. Ảnh: Hội âm nhạc TP.HCM.
“Tiếng nói của
sinh viên học sinh là tiếng nói của đồng bào. Nên những lời họ nói ra là nhân
dân đều hưởng ứng như lời hiệu triệu, khơi dậy ý thức đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ quyền con người và đòi hòa bình. Chính những tiếng hát đó đi vào
trong cuộc đấu tranh như là một vũ khí, nó làm cho quân thù phải khiếp sợ”
Đại tướng Phạm
Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng, khẳng định rằng: Trong các cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy ở miền Nam, vai trò của quân dân miền Nam hết sức vĩ
đại. Nếu không có nhân dân miền Nam thì chúng ta không đánh được Mậu Thân,
không có chiến thắng của ngày 30/4.
Đồng bào Sài
Gòn - Nam bộ đã chở che, đùm bọc cho bộ đội miền Bắc, coi các chiến sĩ như
con em trong gia đình. Còn những bộ đội cụ Hồ luôn coi đồng bào Nam bộ là
ruột thịt, đánh giặc nhưng luôn ý thức phải bảo vệ tính mạng và tài sản cho
nhân dân. Chính điều này đã được dân tin, dân thương, dân bảo vệ bộ đội. Đại
tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: “Không có nhân dân thì chúng ta không bao
giờ thành công. Chỉ có nhân dân giúp đỡ mới được có được tất cả. Nhưng ở đây
cũng phải nói rằng, chính lòng yêu nước của người dân Nam bộ luôn hướng về tổ
quốc, hướng về đất nước và hướng về Bác Hồ của chúng ta đã làm nên chiến
thắng”.
Thiếu tướng
Phan Khắc Hy, Phó tư lệnh Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, đơn vị vào tiếp quản
Sài Gòn ngay trong ngày 30/4/1975 cho rằng, nhờ kết hợp nhịp nhàng giữa các
mũi: Bộ đội tấn công, nhân dân nổi dậy, toàn dân tham gia đánh giặc và bảo vệ
các vị trí chủ yếu trong lòng địch nên TP Sài Gòn được giữ nguyên vẹn. Tất cả
hệ thống điện, nước được khôi phục một cách nhanh chóng. Nhiều nhà báo nước
ngoài đã rất ngạc nhiên về điều này. Không khí Sài Gòn ngay trong ngày giải
phóng ngoài sức tưởng tượng của họ.
Thiếu tướng
Phan Khắc Hy bồi hồi: “Bộ đội đánh giặc, thì dân cũng tham gia. Trong
tham gia đó là ổn định cuộc sống, ổn định mọi hoạt động. Ngày 1/5/1975 tôi đã
đi chợ Sài Gòn, đi dạo phố Sài Gòn rồi. Các cửa hàng, cửa hiệu người ta vẫn
bán bình thường. Tôi có mấy chục ngàn đồng nên mua một cái đồng hồ nhỏ cho
con gái”
Đường phố Sài Gòn nhộn
nhịp trở lại sau đại thắng 30/4/1975. Ảnh:KT
Sau bao năm,
nhưng hình ảnh và không khí của ngày Sài Gòn được giải phóng vẫn in đậm trong
tâm trí của nhiều người dân thành phố. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái kể lại
rằng: 44 năm trước, Dinh Độc lập là nơi hội tụ của các cánh quân và là ngày
hội của anh em Nam-Bắc chung một nhà sau bao năm xa cách.
“Góp phần vào giải phóng miền
Quy
tụ sức mạnh của toàn dân tộc đã làm nên chiến thắng của ngày 30/4/1975. Sau
44 năm giải phóng, trải qua nhiều chặng đường phát triển, Sài Gòn-TPHCM đã
trở thành là đô thị sáng tạo và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Đây đang là
nơi đất lành, thu hút người tài trong nước và Việt kiều trên thế giới quy tụ
về đề cùng chính quyền xây dựng TP thông minh với nhiều khâu đột phá từ Nghị
quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Phát huy tinh
thần anh dũng của ngày 30/4, người dân TP mang tên Bác lại từng bước vượt qua
mọi thách thức, đồng thuận cùng Đảng bộ và chính quyền TP quyết tâm thực hiện
thành công Nghị quyết 54, đưa TPHCM phát triển tầm cao mới, xứng đáng là
thành phố năng động, đầu tầu kinh tế của cả nước.
Theo VOV
|
Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét