Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang đại trùng tu ở công đoạn nào?
Cập nhật lúc 14:27
Từ
đầu năm 2018, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chính thức được khởi công đại trùng tu
sau 138 năm tuổi giữa lòng đô thị TP.HCM. Công trình tôn giáo đặc biệt này là
một “phiên bản kiến trúc” của nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp).
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
đang đại trùng tu
Linh
mục Hồ Văn Xuân, quản xứ - trưởng ban trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gònvừa
có báo cáo tiến độ trùng tù nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cho Tòa tổng giám mục Tổng
giáo phận Sài Gòn - TP.HCM và giáo dân trong Tổng giáo phận.
Nhiều công đoạn rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm
Về
những việc đã làm đối với công cuộc trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trong năm 2018, theo báo cáo, sau
một thời gian dài chuẩn bị kỹ lưỡng và nhập khẩu đầy đủ các vật tư và thiết
bị cần thiết, cũng như làm vệ sinh xà gồ thép, thay toàn bộ rui mè, trắc đạc
cẩn thận, Ban trùng tu đã đồng ý cho công ty thi công tiến hành lợp ngói mái
trên cùng (mái ngói Marseille), từ trục 2-3, sát tháp chuông tới trục 8-9,
chỗ hợp thuỷ, tức cánh ngang của thánh giá (hướng đường Hàn Thuyên sang đường
sách mang tên Đức cố tổng giám mục Nguyễn Văn Bình), thuộc phần phía trước
của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Phần mái từ bàn thờ trở về sau cần phải có thêm
một hệ giàn giáo khác do Tập đoàn Monument nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám
sát và hướng dẫn lắp đặt.
Đại trùng tu nhà thờ Đức
Bà Sài Gòn
Về
những khó khăn trong quá trình trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, báo
cáo cho hay tất cả các công việc liên quan cần được thực hiện để phục vụ cho
hạng mục thay mái ngói trên cùng (mái ngói Marseille) rất khó khăn, vất vả và
nguy hiểm do độ cao, dốc mái, thời tiết khắc nghiệt…
Trong
lúc thi công, các kỹ sư, công nhân đều cố gắng làm tốt, đúng yêu cầu. Đặc
biệt đỉnh mái ngói được đắp bằng hỗn hợp vữa khoáng Quick-mix, các liên kết
làm kín khe tiếp giáp giữa bờ tường và mái ngói bằng vữa vôi của Lafarge và
cát sạch của Pháp, đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo
léo, theo dõi quá trình dưỡng ẩm suốt 28 ngày đúng như hướng dẫn để đảm bảo
thời gian kết khối, chất lượng.
Công ty của Pháp khảo sát, lắp đặt toàn bộ kính màu nhà
thờ Đức Bà Sài Gòn
Ngoài
ra, vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.2018, Ban trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
cũng đã nhờ 2 công ty chuyên về kính màu của Pháp là Loire và Lorin đến tại
nhà thờ Đức Bà để khảo sát toàn bộ kính màu của nhà thờ: những gì cần phải
phục chế, những gì cần phải thay và những gì phải làm mới. Đây là 2 công ty
mà tổ tiên của họ cách đây một trăm mấy mươi năm, đã làm toàn bộ kính màu cho
nhà thờ Đức Bà mà cho tới ngày nay vẫn còn hiện diện sống động trước mặt cộng
đoàn phụng vụ và khách tham quan.
Vào
những ngày cuối năm 2018 và đầu năm 2019, Ban trùng tu nhà thờ Đức Bà
Sài Gòn cho tháo dỡ mái ngói vảy cá của mái giữa, cả hai phía Trường tiểu học
Hòa Bình và phía Bưu điện TP.HCM, làm vệ sinh, kiểm tra và khảo sát toàn bộ
vì kèo, mái vòm, rui mè, trắc đạc... chuẩn bị lợp ngói cho mái này, dự kiến
hoàn thành vào cuối tháng 5.2019.
Kiến trúc bên trong nhà
thờ Đức Bà Sài Gòn
Kiệt tác kiến trúc nhà thờ
Đức Bà Sài Gòn tồn tại 139 năm giữa han đô thị TP.HCM
Hai
đỉnh tháp chuông sẽ trùng tu trong năm 2019
Cũng
theo báo cáo tiến độ trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn,
trong tháng 6.2019, Ban trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn hợp tác với Tập
đoàn Monument nghiên cứu, thiết kế và lắp đặt hệ giàn giáo cho khu vực còn
lại của mái ngói Marseille, ngói vảy cá, ngói âm dương…
Cùng
thời gian này, Ban trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn hợp tác với tập đoàn
Monument để nghiên cứu, khảo sát, đánh giá sự ổn định của hệ khung thép của 2
tháp chuông, đồng thời chuẩn bị lắp đặt hệ giàn giáo để tu sửa 2 tháp này,
thay 2 mái tháp nhọn bằng kẽm Azengar nguyên chất, không có chì, đảm bảo han
thiện với môi trường. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và hết sức nguy
hiểm, mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải hết sức thận trọng khi thi công, vì
làm việc ở trên cao.
Dự
kiến cuối năm 2020 sẽ hoàn tất việc lợp tất cả các mái ngói Marseille, vảy cá
và âm dương, cùng với các cây thánh giá bằng đá Paris trên mái nhà thờ Đức Bà
Sài Gòn.
(Theo Thanh Niên) Đình Phú
|
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét