Thương binh gây rối, VFF kêu cứu,
Cục Người có công nói gì?
Cập nhật lúc 15:26
Đại diện Cục
Người có công cho biết, không khó để nhận diện thương binh thật hay giả mạo
dựa vào thẻ. Trách nhiệm xác minh thuộc về Sở LĐ-TB-XH.
Liên quan đến hình ảnh cổ động viên, trong đó có nhiều
người xưng danh là thương binh đẩy cửa kính trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam
(VFF) để đòi mua vé chiều ngày 10/12, ông Nguyễn Duy Kiên, Cục phó Cục Người
có công (Bộ LĐTBXH) cho biết: Phân biệt thương binh giả thương binh thật chỉ cần kiểm tra thẻ thương binh sẽ
phân biệt được thật giả. Trách nhiệm này thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội.
Trong khi đó, bà Lê Thị Minh Hương, trưởng phòng Người có công (Sở LĐTBXH) Hà
Nội cho biết: Sáng nay (11/12), phòng đã nhận được công văn của VFF phối hợp
bán vé cho thương binh. Còn việc thương binh tràn vào trụ sở VFF gây mất trật tự hay có vi phạm pháp
luật thì trách nhiệm thuộc bên ngành Công an. Chức năng của phòng giải quyết
chính sách cho người có công.
Ngày
10/12/2018, rất nhiều người đi xe ba gác - loại xe thương binh chở hàng, đến
trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ở đường Lê Quang Đạo, phường Mỹ Đình
1, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) để yêu cầu được mua vé xem trận chung kết lượt
về AFF Suzuki Cup 2018 giữa Việt Nam và Malaysia ngày 15/12 trên sân vận động
quốc gia Mỹ Đình. Sau đó, trên mạng xã hội lan truyền những hình ảnh những
người này tụ tập, ăn uống ngay trong sảnh trụ sở VFF gây nhiều dư luận khác
nhau về hành động này.
Trong ngày 10/12, VFF có công văn gửi
Bộ Tư lệnh Thủ đô và Sở LĐTBXH Hà Nội phản ánh có một số thương binh cũng như
các đối tượng giả dạng thương binh đã tụ tập, gây rối làm mất trật tự tại trụ
sở của VFF. Trong công văn, VFF cũng thông tin làm giấy hẹn cho các cá nhân
là thương binh được mua vé vào sáng ngày 15/12. Tổng số cá nhân đăng ký mua
vé bằng thẻ thương binh khoảng 240 người (đang lưu hồ sơ tại VFF).
VFF cũng đề nghị Sở LĐTBXH phối hợp với
các lực lượng chức năng của Công an Hà Nội hỗ trợ và có biện pháp ngăn chặn
các hành vi kích động, gây rối./.
Nguyễn
Trang/VOV.VN
Thương binh được
ưu đãi gì đã có chế độ chính sách quy định cụ thể, không thể muốn cái gì cũng
ưu tiên là được. Họ đang làm xấu đi hình ảnh thương binh đích thực trong khi
chưa rõ họ có phải là thương binh hay không. Những hành động như hình ảnh trên
khiến nhiều thương binh và cựu chiến binh phát ngượng!
Thương Giang
|
Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét