Ban
Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM: Chuyện gì đang xảy ra?
Cập
nhật lúc 09:21
Trong khi ông Lê Nguyễn Minh Quang - Trưởng Ban Quản lý Đường sắt
đô thị TPHCM nhiều lần xin nghỉ việc chưa được giải quyết thì mới đây ông
Hoàng Như Cương - Phó ban của ban này lại đi Mỹ không xin phép.
Tuyến Metro số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên đang đội vốn và chậm
tiến độ trong khi lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị thay nhau xin nghỉ
việc
Một nguồn tin xác nhận với PV Tiền
Phong, ông Lê Nguyễn Minh Quang - Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP đã
từng hai lần viết đơn xin thôi việc ở ban này, tuy nhiên lãnh đạo TPHCM chưa
chấp thuận. Mới đây, ông Quang tiếp tục thực hiện nguyện vọng nghỉ việc của
mình với lý do cá nhân và đang được UBND TPHCM xem xét. Hiện tại, ông Quang
nói mình vẫn làm việc bình thường trong khi chờ quyết định.
Tháng 6/2016, ông Lê Nguyễn Minh Quang
lúc đó là Tổng Giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam đã được UBND TPHCM
bổ nhiệm giữ chức Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP với thời gian giữ
chức vụ là 5 năm. Ông Quang được bổ nhiệm đứng đầu một đơn vị có vốn đầu tư
thuộc nhóm lớn nhất nước, tương đương một sở trực thuộc UBND TPHCM, tuy nhiên
ông được cho là người ngoài Đảng đầu tiên giữ cương vị này. Trước khi trao
quyết định làm Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP, ông Quang trúng cử đại
biểu HĐND TP khoá IX nhiệm kỳ 2016-2021.
Trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Làm -
Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM thời điểm đó, xác nhận lần đầu tiên TPHCM tuyển
dụng người ngoài Đảng đảm nhiệm một chức danh quan trọng. Theo ông Làm, việc
tuyển chọn nhân tài không nhất thiết phải là đảng viên. “Quan trọng là người
ta có tâm cống hiến cho xã hội”, ông Làm nói thêm.
Trước khi bổ nhiệm, ông Quang có bằng
tiến sĩ ở Pháp, 2 bằng thạc sĩ ở Mỹ và Singapore đồng thời đang giữ cương vị
là giám đốc của Bachy Soletanche Việt Nam- một công ty chuyên về hạ
tầng. Ông Quang từ bỏ vị trí nhận lương rất cao để về làm công chức nhưng
cũng không phải dễ dàng. Theo đại diện Sở Nội vụ TPHCM, để được chọn, ông
Quang đã vượt qua đợt sát hạch của hội đồng xét tuyển rất gay gắt và đạt kết
quả tốt.
Bên lề kỳ họp HĐND TP khóa IX diễn ra
ngày 28/6/2016, ông Lê Nguyễn Minh Quang đã chia sẻ với báo chí về quyết định
cống hiến cho thành phố trên cương vị Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị.
Theo ông Quang, khi đi du học và làm việc ở nước ngoài, ông quyết định trở
lại Việt Nam để đóng góp phần mình cho TPHCM cũng như đất nước.
“Hơn 20 năm làm việc tại một tập đoàn
nước ngoài ở nhiều vị trí, tôi cũng đã giúp TPHCM bằng chính năng lực của
mình, nhưng bằng một cách gián tiếp. Làm ở đây cũng là cống hiến, xây dựng
TP, tuy nhiên chỉ hẹp trong lĩnh vực chuyên môn xây dựng công trình”, ông
Quang nói và ví von: “Anh không thể là người đứng trên sân ga cứ nhìn đoàn
tàu đi qua”.
Hôm nhận quyết định từ Chủ tịch UBND
TPHCM, ông Lê Nguyễn Minh Quang nói phương châm làm việc của ông ở cương vị
mới là theo 4 chữ được lấy tên từ tên viết tắt của Ban quản lý đường
sắt đô thị MAUR (minh bạch - an toàn - ưng thuận - rốt ráo).
Phó ban đi nước ngoài không xin
phép
Trong khi đó, hôm qua (23/12), Đảng ủy
khối dân - chính - Đảng TPHCM xác nhận đã nắm được thông tin ông Hoàng Như
Cương - Phó Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM đồng thời là Bí thư Đảng ủy
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP, đã đi nước ngoài từ 9/12 nhưng không xin
phép tổ chức. Sau khi sự việc xảy ra, thành phố đã bố trí bà Vũ Minh Huyền -
Phó Bí thư Đảng ủy, Phó ban Quản lý đường sắt đô thị phụ trách Đảng ủy Ban từ
ngày 21/12.
Một nhân viên của ban Quản lý đường sắt
đô thị cho biết, ông Cương có đơn xin nghỉ việc không hưởng lương từ 10 đến
31/12/2018. Đơn được nộp cho lãnh đạo Ban để báo cáo với UBND TPHCM, tuy
nhiên khi chưa được UBND TP chấp thuận thì ông Cương đã đi Mỹ với lý do “gia
đình bên Mỹ có việc đột xuất”. Đây không phải là lần đầu tiên ông Hoàng Như
Cương đi nước ngoài “đột xuất”. Tháng trước, ông Cương làm đơn xin nghỉ không
lương để qua Mỹ lo việc gia đình. Ngoài ra, trong tháng 11/2018, ông Cương
cũng làm đơn xin thôi việc tại ban này.
Ngày 16/12, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong ban hành Chỉ thị 11 về chăm lo Tết Kỷ Hợi 2019. Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu từ nay đến Tết, các cơ quan, đơn vị không đi công tác, tham quan, học tập… ở nước ngoài, các trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND TP quyết định.
Metro số 1 đội vốn và lỗi hẹn
Tuyến metro số 1 từ Bến Thành đến Suối
Tiên được UBND TPHCM phê duyệt lần đầu vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn
17.000 tỷ đồng. Năm 2009, tư vấn chung của dự án tính toán và xác định lại
tổng mức đầu tư hơn 47.300 tỷ đồng, tăng so với ban đầu gần 30.000 tỷ đồng.
Đối với tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, tổng mức đầu tư ban đầu là
26.116 tỷ đồng nhưng sau khi cập nhật, tính toán lại, tại thời điểm tháng
8/2017, tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh là 48.771 tỷ đồng. Như vậy, đến
thời điểm hiện tại, tổng mức đầu tư 2 đại dự án đường sắt TPHCM tăng thêm 52.000
tỷ đồng. Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM, đến nay tổng khối lượng của
tuyến metro số 1 mới đạt hơn 52%. Theo kế hoạch đã điều chỉnh, đến năm 2020
tuyến metro này phải hoàn thành. Tuy nhiên, mới đây ông Hoàng Như
Cương- Phó Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM cho rằng rất khó thực hiện bởi
8 năm trước đó, tuyến metro số 1 mới làm được 52% khối lượng.
|
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét