Tín
dụng đen: GĐ công ty tài chính tiết lộ thủ đoạn tinh vi
Cập nhật lúc 08:54
Chỉ
cần thỏa thuận bằng miệng, giấy viết tay về thời gian trả nợ, lãi suất, tài
sản thế chấp… muốn vay bao nhiều tiền cũng được.
Theo thống kê của Công an Thanh Hóa, hiện có 132 công ty
dịch vụ tài chính, 786 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ hoạt động ở tỉnh này.
Anh K. - GĐ một công ty dịch vụ tài chính chia
sẻ, công ty của anh được Sở KH&ĐT cấp phép hoạt động.
Theo anh K., không phải ai cũng có thể dễ dàng thành lập
được công ty bởi về pháp lý, giám đốc công ty phải là người đủ điều kiện theo
quy định. Tuy nhiên, đa phần công ty dịch vụ tài chính thường là do một số
đối tượng hình sự đứng sau điều hành, tổ chức hoạt động.
Các công ty này cho vay tiền bằng cách vay không thế chấp,
lập hồ sơ mua bán tài sản sau đó làm hợp đồng cho thuê lại tài sản, viết giấy
nhận tiền xin việc… nhưng thực chất là hoạt động tín dụng đen với lãi suất
cao.
Thông thường, thủ đoạn của những cơ sở này là khi người
vay đến cầm cố tài sản, các đối tượng lập 2 hợp đồng, trong đó hợp đồng thứ
nhất chỉ có nội dung cầm cố tài sản với lãi suất từ 8-10 %/tháng và giao cho
chủ tài sản. Hợp đồng thứ 2 có nội dung thuê lại tài sản với lãi suất khoảng 7%/tháng
trở lên nhưng không giao người vay tiền giữ. Đến hạn thanh toán, người cầm cố
tài sản phải trả cả 2 hợp đồng với lãi suất 15% trở lên.
Khi hết thời hạn mà người vay chưa trả nợ, vẫn còn muốn
vay nữa thì phải làm giấy chốt nợ cũ để lập hợp đồng mới. Số tiền vay mới gồm
cả tiền gốc cộng với lãi của hợp đồng cũ. Khi đến thời hạn thanh toán mà
người vay không thể trả một lúc hết số tiền gốc và lãi thì phải trả nợ trước
khoản lãi đã phát sinh và không được trừ vào số tiền gốc. Khi nào thanh toán
hết lãi thì mới được trả nợ số tiền gốc đã vay, do đó số tiền phải trả tăng
lên rất nhanh.
Để thu hồi được nợ, hầu hết các công ty tín dụng đen sử
dụng các đối tượng hình sự có tiền án, tiền sự, thanh thiếu niên hư hỏng đến
đe dọa, cưỡng đoạt tài sản, ném chất bẩn, thậm chí bắt giữ người gây sức ép.
“Các đối tượng chủ yếu dùng thủ đoạn buộc người vay phải
bán tài sản, nhà cửa để trả nợ. Hoặc làm cho người vay tiền không trả được
nợ, phải bỏ trốn.
Sau khi con nợ bỏ trốn, chủ cho vay làm đơn tố cáo người
vay có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi gửi đến cơ quan điều tra đề
nghị khởi tố điều tra để xử lý hình sự”, anh K. chia sẻ.
Theo anh K., đối tượng cho vay mà những công ty này nhắm
đến là những người có hoàn cảnh khó khăn, cần tiền để lao động, sản xuất; các
doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh nhưng khó tiếp cận được với nguồn vốn
của ngân hàng; thanh thiếu niên chơi bời, hư hỏng, chơi lô đề, cờ bạc, cá độ
bóng đá…
Khó xử lý
Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, GĐ Công an tỉnh Thanh Hóa
cho biết, có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khiến hoạt động tín dụng
đen phát triển, khó xử lý.
Năm nay, Công an Thanh Hóa đã khởi tố 31 vụ, 88 bị can có
liên quan đến hoạt động tín dụng đen; 97 trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ
cầm đồ và công ty dịch vụ tài chính bị xử lý vi phạm hành chính.
Nguyên nhân, do một bộ phận người dân không biết được
phương thức, thủ đoạn hoạt động của các hình thức cho vay hoặc có biết nhưng
vì nhu cầu cấp bách nên vẫn chấp nhận vay nợ.
Nhiều thanh niên thua cờ bạc đã đi vay nợ với lãi suất cao
để tiếp tục đánh bạc với hy vọng gỡ lại, lâm vào cảnh không thể chi trả.
Cũng theo ông Trung, việc xử lý hoạt động tín dụng đen gặp
nhiều khó khăn do hình thức kinh doanh này thường rất tinh vi, nhiều thủ đoạn
đối phó để tránh việc đấu tranh, xử lý của các cơ quan chức năng như: Viết
giấy vay tiền không ghi rõ lãi suất, kèm theo việc vay tiền là các hợp đồng
thế chấp tài sản như mua bán nhà cửa, đất đai; viết giấy vay dưới hình thức nhận
tiền xin việc cho đối tượng... để chuyển thành giao dịch dân sự.
Trong khi đó, theo luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài
chính do Sở KH-ĐT cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có chức
năng quản lý nhà nước, lực lượng công an chỉ có chức năng bảo đảm an ninh trật
tự, xử lý các vụ việc, vụ án có liên quan xảy ra trên địa bàn.
“Các quy định về pháp luật có liên quan đến hoạt động tín
dụng chưa chặt chẽ, rõ ràng. Việc đòi nợ trái pháp luật chỉ bị khởi tố và xử
lý hình sự khi hành vi của các đối tượng cấu thành tội phạm: cưỡng đoạt tài
sản, cố ý gây thương tích, đe dọa giết người, gây rối trật tự công cộng...;
hành vi ném chất bẩn vào nhà dân chỉ là vi phạm hành chính, không bị xử lý hình
sự”, ông Trung thông tin.
(Theo
VietNamNet) Lê Dương
|
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét