Bộ
Công Thương: Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh
Cập nhật lúc 15:29
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho
biết vụ Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh và sẽ gửi hồ sơ
đến Hội đồng Cạnh tranh để xử lý.
Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo
về kết luận điều tra vụ Grab mua lại Uber. Theo đó, Cục Cạnh tranh và Bảo
vệ người tiêu dùng
Hai dấu hiệu vi phạm được cơ quan chức năng chỉ ra là
“hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh
tranh” và “hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh
tranh”.
Hiện nay, Cục đã hoàn tất việc chuyển báo cáo điều tra,
kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến hội đồng cạnh
tranh để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Bộ Công Thương nhấn mạnh việc xử lý vụ việc cạnh tranh
được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 5, Mục 6, Chương V
Luật Cạnh tranh. Theo đó, sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ
vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh sẽ quyết định thành lập Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh
tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể sẽ ra một trong các quyết
định. Một là trả hồ sơ để điều tra bổ sung (trong 60 ngày); hai là đình chỉ giải
quyết vụ việc cạnh tranh; và bà là mở phiên điều trần để ra quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh.
Trước đó vào cuối tháng 3, Grab công bố mua lại hoạt động
kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đổi lại,
Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab.
Đến ngày 13/4, Cục Cạnh tranh phát đi thông báo quyết định
tiến hành điều tra hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế
theo Luật Cạnh tranh năm 2004 của thương vụ Grab thâu tóm Uber. Thời hạn điều
tra sơ bộ là 30 ngày.
Đến ngày 16/5, Cục này thông báo kết quả sơ bộ. Kết quả cho
thấy việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần
kết hợp vượt ngưỡng 50%. Cục này nhận định vụ việc này có dấu hiệu vi phạm
quy định về tập trung kinh tế tại Mục 3, Chương II, Luật Cạnh tranh 2004.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết
hợp của các bên chiếm 30-50% trên thị trường liên quan mà không thông báo
trước cho cơ quan cạnh tranh, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt
tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi
vi phạm. Trong trường hợp vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực
hiện.
Sau khi kết thúc điều tra sơ bộ thương vụ Grab mua lại
Uber tại Việt Nam và thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Bộ Công Thương tiếp
tục tiến hành điều tra chính thức trong vòng 180 ngày. Và kết quả chính thức
đã được ký vào ngày 30/11.
Vào cuối tháng 9, Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Singapore
(CCCS) đã phạt Grab và Uber tổng cộng 13 triệu đôla Singapore (SGD), tương
đương 9,5
triệu USD, vì vụ sáp nhập của 2 công ty này. Mức phạt với Uber là 6,58
triệu SGD trong khi Grab bị phạt 6,42 triệu SGD.
Mức phạt mà CCCS áp dụng dựa trên doanh thu của 2 công ty,
bản chất, thời gian và mức độ vi phạm, và tình tiết tăng nặng cũng như giảm
nhẹ. Kết quả điều tra của CCCS cho biết Grab đã tăng giá sau khi loại bỏ đối thủ
là Uber.
Cụ thể, mức giá đã tăng 10-15%. Cơ quan này cũng cho biết
họ đã nhận được "rất nhiều khiếu nại" từ cả khách hàng và tài xế về
giá cước và hoa hồng của Grab.
CCCS cũng nhận thấy Grab hiện nắm khoảng 80% thị phần và
thống lĩnh thị trường khiến các đối thủ cạnh tranh tiềm năng khó mở rộng quy
mô và thị trường. Đặc biệt khi Grab áp đặt các nghĩa vụ độc quyền đối với các
công ty taxi, các đối tác có xe.
|
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét