Khối tiền 2,3 triệu tỷ đồng: Câu hỏi 30 năm, hôm nay có trả lời
Cập nhật lúc 06:24
Chiều 30/9, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước sẽ
chính thức ra mắt, chấm dứt chuỗi thời gian hàng chục năm các DNNN trực thuộc
các bộ ngành, phát sinh nhiều vấn đề bất cập. Siêu ủy ban này ra đời hứa hẹn
sẽ thay đổi căn bản cách thức quản lý vận hành của nhiều DNNN, quy về một mối
thay vì phân tán, vừa đá bóng vừa thổi còi như lâu nay.
Trả
lời câu hỏi 30 năm
Tháng
5/2018, trong một cuộc trò chuyện với PV, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban cải
cách và phát triển DN (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) - người
chắp bút cho dự thảo Nghị định cơ cấu tổ chức của Ủy ban này - đã giãi bày
nhiều vấn đề liên quan.
Trong
đó, hiệu quả của Ủy ban quản lý vốn đến đâu là câu hỏi nhiều người đặt ra.
Khi đó, ông Trung trả lời rằng: Mô hình DNNN trực thuộc bộ ngành như hàng
chục năm nay chắc chắn chưa tốt nên phải thay đổi. Không giải trình được
trách nhiệm. Rất nhiều Đại biểu Quốc hội đã nêu ai phải chịu trách nhiệm DN
này, DN kia nhưng 30 năm qua không trả lời được.
“Nếu
không thay đổi mà cứ để như hiện nay thì chắc chắn không tốt. Cứ 5-7 năm lại
có vụ việc DN thua lỗ do không giám sát được”, ông Phạm Đức Trung chia sẻ.
Hiệu quả hơn không một thời gian nữa mới biết.
Ngày
30/9, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức có buổi ra mắt sau gần 8
tháng Nghị quyết của Chính phủ duyệt việc “khai sinh” cơ quan này (3/2/2018).
Khi đó, 19 DNNN đang trực thuộc các bộ
ngành hiện nay sẽ “khởi động” việc chuyển về trực thuộc Ủy ban quản lý vốn
Nhà nước, chấm dứt vai trò quản lý trực tiếp của các bộ ngành đối với những
DNNN như Tập đoàn điện lực, Tập đoàn Dầu khí, hóa chất, than khoáng sản,...
Việc
chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu giữa hai cơ quan nhà nước như trên là
điều chưa có tiền lệ. Hiện nay mới chỉ có chuyển giao giữa doanh nghiệp giữa
các cơ quan nhà nước với Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC.
Trình tự thủ tục quy định rõ tại Thông tư 118 của Bộ Tài chính.
Đến
thời điểm này, văn bản pháp lý cho việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu
DN giữa các cơ quan với Ủy ban quản lý vốn chưa được ban hành. Dự kiến trình
tự, thủ tục chuyển giao... sẽ được quy định tại Quyết định Ban hành quy chế
chuyển giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban Quản lý
vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay
Trung: Về mặt kinh tế, việc chuyển giao này cũng gần như cổ phần hóa các
DNNN. Đó là phải xác định trách nhiệm, giá trị tài sản, ký biên bản bàn giao
giữa cơ quan chuyển và cơ quan nhận bàn giao.
“Đây
là việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu. Quyền đại diện chủ sở hữu bao
gồm 9 quyền. Đặc biệt trong đó có quyền bổ nhiệm cán bộ, phê duyệt kế hoạch
sản xuất kinh doanh, quyết định các vấn đề về đầu tư tài chính...”, đại diện
CIEM nhấn mạnh.
Hết
thời vừa đá bóng vừa thổi còi
Chia
sẻ tại tại buổi Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch
thông tin, đổi mới quản trị” mới đây, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc thành lập "siêu ủy ban"
quản lý vốn nhà nước là cần thiết.
Ủy
ban quản lý vốn Nhà nước quản lý lượng vốn lớn của các Tập đoàn, mục đích đặt
ra là khắc phục tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, tránh tình trạng như
trước đây, các bộ ngành ban hành chính sách lại vừa đi quản lý DN.
Mục
đích tiếp theo là làm sao quản lý và sử dụng vốn nhà nước hiệu quả. Vì thế dự
thảo giao chức năng quan trọng cho Uỷ ban là bảo đảm an toàn, khối lượng tài
sản lớn của Nhà nước.
Đại
diện cơ quan quản lý, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh
nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, các cơ chế chính sách của các Bộ ngành ban
hành hiện nay đã đủ khung khổ pháp lý cần thiết để Ủy ban “có thể duy nhất là
người thực hiện”.
Trước
đây, các Bộ thực hiện xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, hiện nay
Ủy ban với vai trò đại diện chủ sở hữu có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện,
doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý mà không phải đợi ý kiến các Bộ
ngành.
Ông
Tiến khẳng định, về phía Bộ Tài chính luôn sẵn sàng đồng hành cùng Ủy ban
trong xây dựng cơ chế tài chính. Vừa qua, Bộ Tài chính đã giúp Ủy ban xây
dựng Dự thảo Quyết định Ban hành quy chế chuyển giao quyền, trách nhiệm đại
diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo
các chuyên gia, thành hay bại của "siêu ủy ban" là ở con
người. Người thực hiện vô cùng quan trọng. Nếu có người đủ tài năng,
phẩm chất thì sẽ thúc đẩy chính sách đạt hiệu quả cao nhất. Nếu người thực
hiện không toàn tâm toàn ý, khi kết quả không đạt như ý muốn, rất có thể nảy
sinh tâm lý “đổ lỗi cho chính sách”.
Danh sách các đơn vị chuyển về siêu ủy ban:
"Quản" 2,3 triệu tỷ đồng
1. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; 2. Tập đoàn Dầu khí Việt 3. Tập đoàn Điện lực Việt 4. Tập đoàn Xăng dầu Việt 5. Tập đoàn Hóa chất Việt 6. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt 7. Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt 8. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt 9. Tổng công ty Viễn thông MobiFone; 10. Tổng công ty Thuốc lá Việt 11. Tổng công ty Hàng không Việt 12. Tổng công ty Hàng hải Việt 13. Tổng công ty Đường sắt Việt 14. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt 15. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt 16. Tổng công ty Cà phê Việt 17. Tổng công ty Lương thực miền 18. Tổng công ty Lương thực miền Bắc; 19. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt 20. Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(Theo VietNamNet) Hà Duy
|
Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018
Quảng
Ninh: Trưởng CA xã đòi 5 triệu "cảm ơn" làm sổ hộ khẩu
Cập nhật lúc 16:04
Theo
phản ánh của người dân xã Đường Hoa, huyện Hải Hà (Quảng Ninh), Trưởng Công
an xã này đã nhiều lần vòi vĩnh tiền để làm các thủ tục tạm trú, sổ hộ
khẩu... Số tiền lên đến 3 triệu, 5 triệu, 12 triệu đồng tùy từng vụ việc...
Vào những ngày cuối tháng 8.2018, Báo
Dân Việt nhận được phản ánh của một số người dân về việc Công an xã Đường Hoa
đòi hỏi họ phải chi một khoản tiền để làm các thủ tục xin tạm trú, chuyển hộ
khẩu thường trú tại địa phương.
Cuốn sổ hộ khẩu có giá 5 triệu đồng của
anh N. nhưng sau khi PV làm việc với Đảng ủy xã, cuốn sổ này đã bị Công an
xã thu lại, với lý do: Chưa có giấy tờ mua bán nhà ở hợp pháp!!!
Cụ thể, trường hợp anh C.A.N, thuộc
diện hộ nghèo ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Gia cảnh rất khó
khăn, vợ chồng anh không có nghề nghiệp ổn định, chỉ làm ruộng, rồi lên rừng
khai thác lâm sản phụ hoặc xuống biển đánh lưới cá. Ngoài ra, vợ chồng anh
còn phải nuôi 5 đứa con nhỏ và 1 mẹ già.
Cách đây vài tháng, gia đình anh N.
quyết định rời xã Vạn Yên để di dân ra vùng kinh tế mới với nguyện vọng thoát
nghèo. Dành dụm, vay mượn được ít tiền, vợ chồng anh N. mua được căn nhà nhỏ
cùng khoảnh vườn ở thôn 2, xã Đường Hoa, huyện Hải Hà. Sau khi chuyển đến nơi
ở mới ổn định, anh N. đến Công an xã Đường Hoa để đăng ký chuyển hộ khẩu
thường trú, thực hiện đúng nghĩa vụ công dân.
“Ngày 17.8, tôi có cầm giấy tờ đến Công
an xã Đường Hoa, kê khai bổ sung theo yêu cầu của cán bộ. Lúc đó khoảng 10h
sáng, ông Nguyễn Văn Thứ là Trưởng Công an xã có mặt tại trụ sở. Sau khi
hướng dẫn tôi kê khai, ông Thứ nói phải chi cho nhiều người, mỗi người 500
nghìn đồng mới có thể làm được sổ hộ khẩu mới. Khi hỏi tổng số tiền phải chi
là bao nhiêu, ông Thứ nói là 5 triệu đồng” – anh N. thông tin.
Ông Trần Quốc Toản, Bí thư Đảng ủy xã
Đường Hoa, trong buổi làm việc với PV Dân Việt.
“Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại
mới dồn tiền mua nhà, tôi phải về quê Vạn Yên vay tiền, để chiều ngày 21.8
đến trụ sở Công an xã nộp cho ông Thứ. Sau khi nộp đủ 5 triệu đồng (đặt lên
bàn làm việc của ông Thứ), ông Thứ đã đưa cho tôi quyển sổ hộ khẩu mới” - anh
N nói.
Tại băng ghi âm anh N. cung cấp, người
đàn ông (được cho là ông Thứ - Trưởng Công an xã Đường Hoa) nói:
"...Thôi tinh thần cứ nói với các chú thế này, anh em mình chẳng bài vở.
Thường thường đi nhập khẩu các thứ đầu vào cũng có 1 bữa cơm. Ở đây liên
quan tới lãnh đạo, rồi lãnh đạo Công an huyện cũng cho mỗi thằng năm
trăm".
"Tầm bao nhiêu các chú giúp
được?".
"Năm triệu"...
Thậm chí, ở một đoạn băng khác được ghi
trong buổi nộp tiền tại trụ sở Công an xã vào ngày 21.8, người được cho là
ông Thứ còn nói một số câu thô tục, rồi kết thúc bằng câu: "Nguyện vọng
của mình được giải quyết thì mình phải biết ơn người ta chứ!".
Ngay sau khi nhận được thông tin phản
ánh của anh C.A.N, PV Dân Việt đã có mặt tại trụ sở UBND xã Đường Hoa, thông
tin sự việc với ông Trần Quốc Toản, Bí thư Đảng ủy xã và đề nghị làm rõ.
Trong buổi làm việc này, ông Toản khẳng
định: “Trước mắt chúng tôi sẽ họp Đảng ủy xã, nghe Trưởng Công an xã giải
trình, đồng thời báo cáo Huyện ủy để Huyện cho ý kiến chỉ đạo”.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn
Hữu Liêm, Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra huyện ủy Hải Hà, cho biết: “Ngay sau khi
tiếp nhận thông tin, chúng tôi đã yêu cầu Đảng ủy xã Đưởng Hoa tiến hành thẩm
tra, xác minh và giải trình, qua đó xã cũng đã có báo cáo sơ bộ.
Theo báo cáo của Bí thư Đảng ủy xã, sau
khi Công an giải quyết thủ tục xong, các hộ dân người ta mang tiền đến
cảm ơn thôi, chứ không có vòi vĩnh, hay đưa ra giá cả gì(?). Chúng tôi đang
tiếp tục chỉ đạo làm rõ vụ việc”.
Cuốn sổ hộ khẩu của gia đình anh N. theo
các quy định về lệ phí chỉ mất không quá 20.000 đồng.
Theo tìm hiểu của PV, lệ phí để làm thủ
tục xin chuyển hộ khẩu thường trú và xin cấp sổ hộ khẩu mới chỉ mất chưa đến
20.000 đồng.
Theo Luật Cư trú, trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho
công dân. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngoài trường hợp anh C.A.N, phóng viên
còn ghi nhận phản ánh của một số người dân khác cũng liên quan tới việc Công
an xã Đường Hoa vòi vĩnh tiền để làm các thủ tục tạm trú, sổ hộ khẩu.
“Chúng tôi là những người nông dân
nghèo, bất đắc dĩ mới phải bỏ quê ra đây làm ăn, sinh sống. Vậy mà Công an xã
đã không tạo điều kiện, lại còn bắt chúng tôi phải nộp tiền hàng triệu đồng.
Bản thân gia đình tôi mới chỉ đăng ký tạm trú, nhưng đã mất 2 triệu đồng tiền
mặt và một bữa cơm cũng tầm 2 triệu nữa” - chị B. nói.
(Theo
Dân Việt) Nguyễn Quý
Vụ này có lẽ
do ăn tập thể nên lãnh đạo xã còn tìm cách đối phó. Bộ máy quá mục nát, chỉ
chết dân thôi!
Thương Giang
|
Chuyện đầu tư của FLC: Hết bờ biển lại
muốn ra... đảo
Cập nhật lúc 15:03
Trước đó, FLC cũng đã có đề xuất xây dựng dự án tại đảo Lý
Sơn (Quảng Ngãi) nhưng gặp phản ứng của dư luận bởi những lo ngại về an ninh
quốc phòng.
Ngày 26/9, đại diện Ủy ban nhân dân huyện Cồn Cỏ (tỉnh
Quảng Trị) xác nhận, vừa nhận được văn bản:“đề xuất xin nghiên cứu lập dự án đầu tư Khu
du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao lặn biển và giải trí cao cấp FLC Cồn Cỏ” của Tập đoàn FLC.
Hết bờ biển lại chuyển ra đảo
Văn bản này do phía Tập đoàn FLC gửi đến Thường trực Tỉnh ủy
Quảng Trị và chính quyền huyện đảo Cồn Cỏ.
Theo tài liệu mà chúng tôi có được thì trong văn bản gửi đến
Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị, Tập đoàn FLC cho rằng, doanh nghiệp này đang
tiến hành triển khai các thủ tục đầu tư tại tỉnh Quảng Trị như:
Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC Trung Giang (huyện
Gio Linh), Dự án tổ hợp thương mại cao cấp FLC Đông Hà và dự án Nông nghiệp
Công nghệ cao Cam Lộ.
Theo phía FLC
thì dự án FLC Trung Giang là dự án có rất nhiều tiềm năng để tạo sự đột phá
về hạ tầng, giúp phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và bất động sản trong toàn
tỉnh.
“Trên tinh thần mong muốn trở thành nhà đầu
tư chiến lược của tỉnh, Tập đoàn FLC đã nghiên cứu các thế mạnh du lịch và
địa điểm khác có thể đầu tư trên toàn tỉnh.
Tập đoàn FLC nhận thấy cần phải phát triển
du lịch bền vững theo chuỗi khu vực… Gắn với khu du lịch Cửa Tùng, Cửa Việt
mà Tập đoàn đang triển khai đầu tư…
Với mong muốn được góp sức phát triển cho
tỉnh nhà, cùng với kinh nghiệm và năng lực của mình, Tập đoàn FLC đề xuất
Thường trực tỉnh ủy Tỉnh Quảng Trị giao Tập đoàn FLC nghiên cứu lập quy hoạch
chi tiết điều chỉnh;
Và đề xuất dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái,
thể thao lặn biển và giải trí cao cấp FLC Cồn Cỏ” (trích văn bản đề xuất của
FLC).
Xây khách sạn 5 sao trên đảo tiền tiêu?
Vị trí mà Tập đoàn FLC muốn đầu tư cách biển Cửa Tùng khoảng 15
hải lý. Quy mô, diện tích dự án khoảng 12 héc-ta.
Các hạng mục dự
kiến đầu tư bao gồm: Khu tổ hợp các công trình nghỉ dưỡng khách sạn 5 sao,
khu biệt thự ở cao cấp, khu nghỉ dưỡng bungalow;
Khu dịch vụ thể
thao lặn biển: Tổ chức bơi lặn với ống thở bề mặt, lặn bình khí trải nghiệm, các khoa đào tạo lặn giải trí, tour đi lặn chuyên biệt…
Khu vui chơi giải trí kết hợp tham quan trải nghiệm trên đảo: mô
tô nước, dù bay, lướt ván, cắm trại trong rừng, trải nghiệm hệ sinh thái trên
đảo và các trò chơi khác.
Ngoài các công trình trên, Tập đoàn FLC còn nghiên cứu để đề xuất
xây dựng một số công trình khác nhằm đáp ứng sự mới mẻ trong hoạt động du
lịch và hài hòa với tổng thể quy hoạch cũng như đảm bảo về vấn đề bảo tồn
rừng tự nhiên trên đảo.
Mặc dù FLC chỉ mới đề xuất nghiên cứu đầu tư vào Cồn Cỏ nhưng đã
dấy lên trong dư luận nhiều nghi ngại.
Bởi trước đó, Tập đoàn này đã “dính” không ít vụ việc lùm xùm
liên quan đến việc: chậm triển khai dự án, nợ thuế…
Theo giới thiệu
của huyện đảo Cồn Cỏ thì đây là hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc,
thuộc vùng biển Quảng Trị, có vị trí đặc biệt quan trọng - là tiền đồn
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về quân sự, là vọng gác tiền tiêu của
Tổ quốc, là "con mắt thần" án ngữ biển Đông, là điểm chốt phía nam
Vịnh Bắc bộ suốt 50 năm qua.
Do đó, những dự án đầu tư lên hòn đảo này cần được cân nhắc, tính
toán thật trọng vì lý do an ninh quốc phòng.
(Theo GDVN) NGUYÊN PHONG
|
Nguyên
nhân thanh sắt từ tòa nhà đang xây rơi chết người đi đường
Cập nhật lúc 14:48
Cơ quan chức năng đã xác định
nguyên nhân ban đầu vụ rơi thanh sắt trên đường Lê Văn Lương làm 1 người
chết, 1 người bị thương.
Lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sáng nay đã đưa ra
thông tin ban đầu về vụ tai nạn lao động làm chết người xảy ra tại đường Lê
Văn Lương.
Đại điện UBND quận xác nhận, khoảng 18h ngày 27/9, có xảy ra vụ
tai nạn lao động tại công trình xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng
cho thuê (trên lô đất 4.6-NO đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận
Thanh Xuân) làm chết 1 người và 1 người bị thương.
Vị này cho biết thêm, qua kiểm tra thực tế, UBND quận Thanh Xuân
xác định, công trình xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê này
do công ty TNHH Xuất nhập khẩu và đầu tư Sao Mai (địa chỉ tại số 7/10/16 Kim
Mã Thượng, phường Cống Vị, quận Ba Đình) làm chủ đầu tư. Nhà thầu phụ thi
công lắp kính mặt ngoài là công ty CP Thương mại phát triển công nghệ Hà Nội
mới DHP (địa chỉ tại tổ 3, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai).
Công trình được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng số
36/GPXD, ngày 26/6/2013 với quy mô 16 tầng + 2 tầng hầm. Hiện công trình đã
thi công xong phần thô và đang trong quá trình thi công hoàn thiện, lắp kính
mặt ngoài tòa nhà.
Ngày 27/9, một số công nhân được phân công lắp kính mặt ngoài
tầng 5,6,7 của tòa nhà. Quá trình lắp kính, các công nhân sử dụng hệ thống
Gondola (sàn làm việc chuyên dụng trên cao) từ tầng 16 để di chuyển phía
ngoài tòa nhà.
Đến khoảng 18h cùng ngày, khi lắp kính đến tầng 7, đến giờ nghỉ,
công nhân điều khiển sàn thao tác xuống tầng 6 cho mọi người xuống thì cần
trục bên trái của Gondola tuột ra khỏi bộ phận đối trọng, rơi từ tầng 16
xuống trúng vào đầu chị Dương Thị Hằng (SN 1987, trú tại thị trấn Thứa, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) đang đi xe máy trên đường Lê Văn Lương, khiến chị
này tử vong tại chỗ.
Sàn làm việc này cũng rơi trúng vào phần cẳng tay của ông Nguyễn
Hùng Cường (SN 1956, trú tại 147 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) đang điều
khiển xe máy BKS 30K4-0255 lưu thông trên đường Lê Văn Lương hướng đi Láng
Hạ, khiến ông Cường bị thương phải đi cấp cứu.
"Nguyên nhân vụ tai nạn ban đầu được xác định do bộ phận giữ của hệ
thống sàn treo Gondola bị bật khỏi vị trí và rơi xuống đường", vị lãnh
đạo UBND quận Thanh Xuân thông tin.
Ngay sau khi nhận được thông tin, UBND quận Thanh Xuân đã chỉ đạo
các phòng, ban chuyên môn, Công an quận và UBND phường Nhân Chính, Công an
phường Nhân Chính xuống ngay hiện trường nắm bắt tình hình, bố trí lực lượng
đưa người bị thương đi cấp cứu, phân luồng giao thông, bảo vệ hiện trường và
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh
Xuân thu thập tài liệu chứng cứ, làm rõ nguyên nhân vụ việc và xử lý
những người có liên quan theo quy định.
(Theo VietNamNet) Nhị Tiến
Trên tuyến đường Lê Văn Lương các tòa nhà cao
chót vót nằm sát vỉa hè.
Không ở đâu như Hà Nội lại cho phép
nhà cao mấy chục tầng đứng nghênh ngang sát vỉa hè đường giao thông. Lỗi mất
an toàn này trước tiên cần quy trách nhiệm cho người cấp phép xây dựng, trực
tiếp là Sở Xây dựng. Hiện con đường Lê Văn Lương này có rất nhiều nhà cao hàng
chục tầng nằm sát đường giao thông. Chỉ cần người sống trên tầng cao sơ ý ném
hay đánh rơi vật gì ra ngoài cũng đều mất an toàn.
Thương Giang
|
Hội nghị T.Ư 8 sẽ xem xét kỷ luật cá nhân sai phạm trong vụ AVG
Cập nhật lúc 14:24
Theo ông Lê Quang Vĩnh, Phó chánh Văn phòng T.Ư
Đảng, Hội nghị T.Ư 8 khai mạc từ 2.10 tới đây sẽ xem xét kỷ luật một trường hợp nguyên Ủy viên T.Ư Đảng và các cá nhân liên quan.
Ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư,
thông tin về nội dung Hội nghị T.Ư 8. ẢNH NGỌC THẮNG
Sáng 28.9,
Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Văn phòng T.Ư Đảng tổ chức họp báo thông tin
về Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII dự kiến khai mạc vào
ngày 2.10.
Đây là lần
đầu tiên các cơ quan của Đảng tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị Ban Chấp
hành T.Ư. Theo ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, cũng sẽ
có họp báo thông tin về kết quả của hội nghị.
Tại họp báo,
phóng viên đặt câu hỏi tại Hội nghị T.Ư lần thứ 8 có nội dung xem xét kỷ luật
đối với cá nhân là nguyên Ủy viên T.Ư Đảng có những sai phạm trong thương vụ
Tổng công ty MobiFone mua 95% cổ phần Công ty AVG theo thẩm quyền mà trước đó
Bộ Chính trị đã đề nghị hay không?
Trả lời câu
hỏi này, ông Lê Quang Vĩnh, Phó chánh Văn phòng T.Ư Đảng, cho biết dự kiến
Hội nghị T.Ư lần thứ 8 sẽ đưa vấn đề này ra xem xét, có ý kiến và quyết định
theo đúng thẩm quyền được quy định của Ban Chấp hành T.Ư Đảng.
“Hội nghị
T.Ư 8 chắc chắn sẽ cho ý kiến, xem xét việc kỷ luật nguyên Ủy viên T.Ư Đảng
theo đề nghị của Bộ Chính trị do liên quan đến vụ việc MobiFone mua AVG và
một số trường hợp khác", ông Lê Quang Vĩnh nhấn mạnh.
Theo nguyên
tắc, việc xem xét kỷ luật các Uỷ viên T.Ư Đảng và nguyên Uỷ viên T.Ư Đảng là
thuộc Ban Chấp hành T.Ư Đảng quyết định.
Trước
đó, theo thông tin ông Bùi Trường Giang cung cấp, Hội nghị T.Ư 8 sẽ diễn ra
từ ngày 2 - 6.10, dự kiến xem xét 5 nội dung, trong đó có công tác nhân sự.
Bốn nội dung khác bao gồm: báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà
nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách 2019;
tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa X về chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020; quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên trước hết
là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng;
thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, và một số nội dung
quan trọng khác.
Theo
ông Giang, tại phiên khai mạc, 2.10, T.Ư sẽ cho ý kiến chương trình cụ thể
của phiên họp. Về thành phần tham dự, ông Giang cho biết, tổng số 223 đại
biểu, trong đó 196 ủy viên T.Ư Đảng, gồm 176 ủy viên chính thức, 20 ủy viên
dự khuyết. Ngoài ra, còn có một số ủy viên Uỷ ban Kiểm tra T.Ư khóa XII và
một số thành phần khác theo quy định.
Dự
kiến tại hội nghị lần này, T.Ư sẽ có kết luận về tình hình kinh tế - xã hội
và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân
sách năm 2019. Bên cạnh đó, T.Ư cũng sẽ xem xét ban hành Nghị quyết về chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
T.Ư
sẽ ban hành quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là
ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban bí thư, Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng; ban
hành các quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII
và một số nội dung khác hiện vẫn đang dự kiến.
Việc
tổ chức họp báo trước và sau Hội nghị T.Ư, theo ông Giang là nét đổi mới nhằm
tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong Đảng và giữa Đảng với xã hội,
nhân dân.
(Theo Thanh
Niên) Lê Hiệp
|
Hết thời 'nuôi trâu' cày tiền ở VN - kẻ bán tháo, người đổ
nợ
Cập nhật lúc 10:47
Giá tiền số giảm liên tiếp cộng với việc
nhiều ngân hàng trong nước không hỗ trợ giao dịch mua bán tiền số khiến nhà
đầu tư buộc phải rút điện, bán tháo máy đào.
Giữa năm 2017,
tiền số tăng trưởng chóng mặt tạo nên cơn sốt nhà nhà đào coin, người người
đào coin. Đến đầu năm 2018, thị trường tiền số gặp nhiều tin xấu khiến giá
giảm dần. Một số nhà đầu tư cầm cự vì giá coin vẫn đủ để họ kiếm một chút
tiền lời.
Tháng 9/2018,
giá Bitcoin, Ethereum và nhiều coin khác giảm xuống dưới chi phí khai thác
khiến nhà đầu tư buộc phải rút điện máy đào, đóng xưởng. Một số nhà đầu tư
vay mượn tiền để duy trì máy đào trong nhiều tháng qua đứng trước nguy cơ đổ
nợ.
"Thời
huy hoàng, giá một dàn máy AMD RX 570 khoảng 48 triệu đồng. Tôi cần đào 2
tháng đã có thể hoàn vốn, những tháng sau đó chỉ việc thu lãi hoặc có thể bán
lại máy đào với giá gấp đôi. Vừa đào vừa bán máy, tôi vẫn có thể thu được lãi
lớn hơn bất kỳ loại hình kinh doanh nào", Tấn Phúc, người đầu tư máy đào
tại Tân Bình, TP.HCM nhớ lại 9 tháng trước, lúc máy đào đang trong cơn sốt.
Giá ETH giảm mạnh từ đầu tháng 9/2018
đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tăng lại.
Hiện nay, dàn
máy AMD RX 570 có giá 20 triệu đồng/dàn. Tuy máy đã rất rẻ nhưng mỗi tháng
ông Phúc đào lãi chưa tới 1 triệu đồng. Cộng với chi phí khấu hao, hỏng hóc,
tính ra hơn 2 năm ông Phúc mới có thể lấy lại vốn. Tuy vậy, tuổi thọ của một
dàn máy đào chỉ hơn một năm.
"Chả ai dại gì
mua dàn máy vài chục triệu để nắm chắc phần lỗ trong tay. Có chăng là những
nhà đầu tư vốn mạnh, bỏ tiền túi ra đào và chờ ngày coin tăng giá", ông
Phúc nói thêm.
Bán tháo 'trâu cày'
Dạo quanh các hội
nhóm buôn bán máy đào và chia sẻ kinh nghiệm khai thác tiền số, tin tức bán
máy đăng lên dày đặc. Với giá ETH quanh quẩn mức 200
USD
|
Những “bữa trưa miễn
phí”
Cập nhật lúc 10:13
Người châu Âu có câu “Không có bữa trưa
nào miễn phí”, hay “Đằng sau miếng mồi ngon thường có chiếc bẫy chuột”. Trong
cuộc sống ít có mối lợi nào mang đến cho người ta một cách dễ dàng mà không
có giá.
Lâu nay những dịch vụ gắn với miễn phí,
khuyến mại thường được nhiều doanh nghiệp thực hiện để thu hút khách hàng mà
thực chất là một cách kích cầu tiêu dùng.
Gần khu dân cư tôi ở có một cơ sở dịch vụ
miễn phí cho mát xa bằng giường điện Hàn Quốc. Từ ban đầu một vài người dùng
thấy hay rỉ tai nhau nay có khá đông người cao tuổi hằng ngày ra nằm giường
điện 1-2 tiếng. Ai cũng nhận thấy sau mát xa sảng khoái, đỡ đau xương khớp.
Trong quá trình mát xa khách hàng được các nhân viên tỉ tê tâm sự đủ mọi
chuyện và thường “giúp” nhận ra một điều là “nếu có điều kiện thì sở hữu một
chiếc giường mát xa trong nhà vẫn là tiện nhất”. Với người cao tuổi, ít nhiều
sau những năm tháng làm ăn, công tác đều có khoản tiền tiết kiệm dưỡng già.
Và đến nay khu tôi đã có một số người đặt mua giường mát xa giá trị từ 25 đến
hơn 60 triệu đồng về dùng, không cần ra dịch vụ miễn phí nữa. Có lẽ chi phí
miễn phí đã nằm cả trong những sản phẩm cơ sở này bán được vì có ai biết giá
của những chiếc giường điện kia thực sự bao nhiêu là hợp lí?
Một Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH và DVTM Thái Tuấn đang
thuyết trình để lôi kéo khách hàng đầu tư với lãi suất khủng song hiện có hàng trăm lá đơn tố cáo công ty ừa đảo.
Những năm qua, dịch vụ viễn
thông liên tục khuyến mại khách hàng thuê bao trả trước rất cao khiến mọi
người vui vẻ, hằng tháng móc túi mua gói khuyến mại không chút suy tính.
Khuyến mại liên tục nhưng có vẻ nhà mạng vẫn “sống khỏe” với giá cước đó.
Nhưng theo quy định mới, hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động
từ 1/3/2018 các thuê bao di động trả trước chỉ còn 20%. Không được
khuyến mại, rồi người dùng sẽ thấy giá cước không rẻ và có nguy cơ khách hàng
hạn chế sử dụng để tiết kiệm túi tiền. Và rồi từ ngày 1/5, giá cước kết nối
đối với cuộc gọi giữa hai mạng di động đã được quy định giảm khoảng 20%
so với hiện hành. Có lẽ đây là một giải pháp cần thiết để giữ chân khách hàng
và khuyến khích sử dụng dịch vụ?
Gần đây xôn xao câu chuyện
một số người (thu nhập thấp, không có nghề nghiệp ổn định) được mời gọi sử
dụng dịch vụ chăm sóc da mặt miễn phí của Công ty mĩ phẩm Deaura tại Hà Nội.
Khách hàng sử dụng dịch vụ được nhân viên dẫn dụ mua gói sản phẩm trả góp có giá
trị hơn 40 triệu đồng. Công ty này liên kết với một công ty tài chính cho vay
tiêu dùng, tất nhiên không có “lãi suất miễn phí”. Bản hợp đồng mua hàng mà
người kí không được biết thông tin cụ thể, chỉ khi mang về mới “tá hỏa” đây
là hợp đồng vay tiêu dùng lãi suất cao với nhiều điều khoản bất lợi. Dù đang
kiếm từng đồng nhưng nhiều người bỗng dưng ôm khoản nợ “kếch xù”, tỉnh ngộ
thì đã muộn!
Nhân viên Công ty DeAura tiếp thị khách hàng
Còn không ít ví dụ như trên
trong cuộc sống. Vấn đề cốt yếu là mỗi người cần hết sức tỉnh táo trước những
mời gọi mang lại lợi ích cho mình vô điều kiện. Cần biết kiềm chế lòng tham
và luôn nhớ câu ngạn ngữ “Không có bữa trưa nào miễn phí”!./.
(Theo
dongquanho.blogspot.com) Đinh Hoàng
|
Đất quốc phòng mà như vô chủ
Cập
nhật
lúc 09:55
Các băng nhóm tại quận Hải An, TP Hải Phòng tranh giành,
đánh chém nhau để chiếm đất chia lô bán nền trái phép
Lãnh
đạo UBND quận Hải An (TP Hải Phòng) cho biết khu Đồng Xá (thuộc phường Thành
Tô, quận Hải An) trên 14 ha, trước đây thuộc quyền quản lý của Sư đoàn 363
(Quân chủng Phòng không - Không quân). Từ năm 2009, nhóm 5 đối tượng gồm:
Nguyễn Văn Khuây, nguyên Sư đoàn trưởng và Vũ Duy An, nguyên Chủ nhiệm Hậu
cần Sư đoàn 363 cùng Đỗ Công Mên (nguyên Chủ tịch UBND phường Thành Tô),
Nguyễn Phú Doanh (cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất, Sở Tài nguyên và Môi
trường Hải Phòng) và Phạm Văn Bình (dân sự) cấu kết "xẻ thịt" khu
đất này để phân lô, bán. Một số đối tượng còn tổ chức san lấp xây dựng nhà
trái phép và tung tin đây là đất dự án sẽ làm được giấy tờ hợp pháp để lừa
bán kiếm lời. Không ít người ham rẻ nên mua đất và làm nhà ở tại đây.
Nhiều
căn nhà đã được cất lên tại khu Đồng Xá
Phát hiện sự việc, Cơ quan Điều
tra hình sự Bộ Quốc Phòng đã làm rõ những sai phạm này. Năm 2014, Bộ Quốc
phòng bàn giao khu đất này cho Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) quản lý. Cơ
quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm các
quy định về quản lý, sử dụng đất đai; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ" và đề nghị truy tố 5 bị can về tội "Vi phạm các
quy định về quản lý đất đai" gồm: Nguyễn Văn Khuây, Vũ Duy An, Đỗ Công
Mên, Nguyễn Phú Doanh, Phạm Văn Bình. Hiện cơ quan điều tra đang điều tra
giai đoạn 2 của vụ án.
Theo ghi nhận của phóng viên, dù
khu đất đã được giao cho Tổng Công ty 319 sử dụng nhưng hiện nơi đây như vô
chủ, các công trình xây dựng trái phép mọc lên như nấm. Có khoảng 4-5 băng
nhóm tổ chức lấn chiếm đất để bán. Mỗi khi có cơ quan chức năng đến, các đối
tượng lại tụ tập đông người cản trở, chống đối, đe dọa tấn công người thi
hành công vụ và gây mất an ninh trật tự. Tổng Công ty 319 cũng cử lực lượng
cắm chốt bảo vệ nhưng gần như bất lực.
Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch
UBND phường Thành Tô, khẳng định: "Nếu do địa phương quản lý, chúng tôi
không bao giờ để xảy ra tình trạng như vậy. UBND quận Hải An đã lập hơn 20
biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại đây nhưng khi lực
lượng chức năng rút đi thì họ lại xây dựng và còn thách thức. Chuyện các đối
tượng tranh giành, đánh chém nhau tại đây xảy ra thường xuyên. Nhiều đoàn
công tác của quân đội, công an xuống đây còn bị ngăn cản. Tôi nhiều lần bị ép
xe, dọa nạt".
Số nhà xây trái phép đã vài trăm
Ngày 17-10-2017, Bộ Quốc phòng và UBND TP Hải Phòng đã
thành lập tổ công tác liên cơ quan để ngăn chặn việc lấn chiếm xây dựng công
trình trái phép trên đất quốc phòng tại khu Đồng Xá. Nhiều giải pháp
mạnh được đưa ra như lập hàng rào ngăn chặn các đối tượng vào xây dựng trái
phép. Tuy vậy, tới nay Tổng Công ty 319 vẫn chưa triển khai lập hàng rào. Tới
thời điểm này, số căn nhà xây trái phép đã lên tới con số vài trăm. Ngày
2-7-2018, Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị bàn giao lại toàn bộ khu đất cho
TP Hải Phòng quản lý nhưng lại chưa đưa ra phương hướng xử lý.
"Việc giải
quyết hiện trạng này vượt ngoài thẩm quyền của TP, phải xin ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ" - thành viên tổ công tác nói.
(Theo Người Lao Động) Trọng Đức
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)