Đại tướng Phạm Văn Trà: Có sự hiểu sai về chiến dịch Mậu Thân
Cập nhật lúc 16:07
Có
những người đặt vấn đề, chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 chúng ta hy sinh nhiều
như vậy sao vẫn đánh. Có luồng ý kiến nói chúng ta đã thất bại khi muốn giải
phóng ngay. Đây là cách phiến diện, không hiểu đúng về ý nghĩa của chiến dịch
Xuân Mậu Thân”, Đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Đại tướng Phạm Văn Trà. Ảnh: Báo Quân đội
nhân dân.
Nhân
dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Đại
tướng Phạm Văn Trà - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng đã chia sẻ với Dân Việt xung quanh sự kiện này.
Phải nhìn tổng thể
Đại
tướng Phạm Văn Trà cho biết: "Trước năm 1968, Tổng thống Lyndon B.
Johnson muốn tranh cử nhiệm kỳ 2 Tổng thống Mỹ. Ông nói với Quốc hội Mỹ rằng
lực lượng Việt Cộng không đủ sức đánh lớn được nữa, Việt Nam Cộng hòa đã đủ
sức khống chế. Như vậy, Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt
Chúng
yêu cầu dân sự hóa vĩ tuyến 17, mỗi phía rút quân ra hai bên, để Việt Nam
Cộng hòa có Chính phủ hợp hiến thông qua bầu cử. Sau đó, Việt
Lực lượng vũ trang của ta tiến
công trong chiến dịch Mậu Thân. Ảnh tư liệu.
Chủ
trương của chúng ta là Mỹ xâm lược nước ta, muốn giải quyết phải có hiệp định
mới chứ không phải Hiệp định Genève. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta cũng có
ý định từ lâu, khi đến thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ ở miền
Thời
điểm trước khi diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, có
khoảng 50 vạn quân Mỹ đóng ở miền Nam nước ta, cùng với đó là hơn 1 triệu quân
của Việt Nam Cộng hòa.
Bộ
Chính trị quyết định mở cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân để cho Mỹ thấy rằng
không những chúng ta đủ sức đánh lớn mà có thể đánh kéo dài nếu Mỹ còn chiến
tranh, muốn giải quyết buộc Mỹ phải bước vào Hiệp định
Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968 là bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi cục diện chiến tranh. Có luồng
ý kiến cho rằng: Đánh trận Mậu Thân chúng ta hy sinh nhiều quá, gần hết quân
sao vẫn cứ đánh. Nếu chỉ nhìn theo khía cạnh này sẽ là phiến diện.
Vấn
đề thứ hai là không thể bỏ chiến dịch giữa chừng khi ta chưa đạt được mục
đích. Mỗi chiến dịch, mỗi trận đánh đều có mục tiêu. Mục tiêu của Tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của ta là buộc Mỹ phải vào bàn đàm phán,
không muốn cũng phải vào. Chính vì thế chúng ta đã dốc sức đánh, đánh cho đến
khi Mỹ chịu ngồi vào đàm phán.
Có
luồng ý kiến cho rằng, trận Tết Mậu Thân 1968 do chúng ta muốn giải
phóng miền
Như
thế thì không khác gì ra mệnh lệnh kiểu nửa chừng, dẫn tới phía dưới không
quyết tâm và không thể thực hiện được ý định. Vì vậy, cấp trên đã nói với cấp
dưới là phải dốc hết sức, đánh một trận quyết định như trận đánh cuối
cùng. Nói như vậy mới động viên lực lượng vũ trang hăng hái, quyết tâm khi
vào trận.
Tấn công nhiều mục tiêu quan trọng
Cũng
theo Đại tướng Phạm Văn Trà, trong chiến dịch Mậu Thân, khi đánh đợt 1,
chúng ta giành thắng lợi lớn. Chúng ta đã đánh toàn bộ vào các thành phố, thị
xã ở miền
"Thời
điểm đó, Lữ đoàn của chúng tôi đánh vào Sở chỉ huy Quân đoàn 4 của Việt Nam
Cộng hòa ở Cần Thơ. Chúng tôi đánh đài phát thanh, chiếm trường đại học,
đánh một số sở cảnh sát. Tuy nhiên, đánh sân bay chưa thành công. Đơn vị của
chúng tôi đánh vào gần giữa thành phố Cần Thơ (đến đoạn đường Tạ Thu Thâu,
nay là đường Mậu Thân) sau đó đứng chân để cầm cự, rồi rút ra khoảng 5km để
phòng ngự.
Khi
đơn vị chúng tôi phòng ngự, quân Mỹ đã đổ xuống Cần Thơ tham chiến. Chúng tôi
đánh từ ngày 15 đến 18.2.1968, với những trận quyết liệt. Đơn vị chúng tôi
khi đã hy sinh nhiều. Chúng tôi đã tập kích tiêu diệt được 1 đại đội lính Mỹ,
thu 60 súng ER 15 mới tinh và một số trang thiết bị ở Cần Thơ.
Đến
khoảng 25.2.1968, Lữ đoàn lính Mỹ rút ra vì chúng đánh không được (thiếu xe
tăng nên lính Mỹ không dám tiến), sau đó thủy quân lục chiến của Việt Nam
Cộng hòa xuống.
Sau
khi đánh hết đợt 1, chúng tôi bước vào đợt 2 của chiến dịch Xuân Mậu Thân.
Trong đợt 2, đơn vị chúng tôi đã đánh được một trận địa pháo ở Bình Thủy (Cần
Thơ). Khi đánh đợt 3, mặt trận của chúng tôi chủ yếu dùng pháo kích chứ không
tiến quân.
Nói
chung, trong chiến dịch Mậu Thân chúng ta đánh làm 3 đợt, tuy nhiên, đơn vị
chúng tôi còn tổ chức đánh đợt 4 (từ tháng 1 đến tháng 2.1969, lúc đó tôi là
Trung đoàn Phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn 2, Quân khu 9) đánh vào sân bay
Bình Thủy (còn gọi phi trường 21) diệt được 60 máy bay.
Lúc
này quân địch tưởng ta đánh lớn nên chúng cho máy bay B52 đánh phá suốt mấy
ngày đêm. Sau trận đánh đó Mỹ đã ngồi vào bàn đàm phán", Đại tướng Trà
kể.
(Theo Dân Việt)
Lương Kết (ghi)
|
Báo chí Hàn
Quốc và Trung Quốc cũng dành nhiều bài viết về sự kiện U23 Việt Nam
trở thành á quân châu lục. Trong đó, phần lớn đều khen ngợi tinh thần chiến
đấu mà các học trò HLV Park Hang Seo thể hiện.
Nhiều bài báo Trung Quốc còn kêu gọi nên học hỏi tinh thần
chiến đấu của U23 Việt Nam ,
tiếp nhận cảm hứng từ dấu ấn của các chàng trai áo đỏ.
Tờ Chosun bình luận, "U23 Việt Nam đã chiến
đấu như những chiến binh quả cảm, với lòng tự hào dân tộc. Họ truyền cảm hứng
cho người dân Việt Nam ,
và truyền cảm hứng cho các đối thủ".
Kênh Al Eshraq của Ả Rập cũng đưa tin về kết quả U23 châu
Á. "U23 Việt Nam
đã tạo nên những giá trị vượt qua bóng đá. Thật cảm phục!".
Theo Vietnamnet