Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Ông Trương Quang Nghĩa: Dự án BOT rủi ro tài chính rất lớn


Cập nhật lúc 14:54

Các dự án BOT đều huy động nguồn lực từ ngân hàng, chứ không phải là tiền trong dân. Tiền nhàn rỗi của dân không gửi vào ngân hàng. Các dự án BOT rủi ro tài chính cũng rất lớn - ông Trương Quang Nghĩa nói với cử tri Đà Nẵng.

Tiếp xúc cử tri sáng nay, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nguyên Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa dành nhiều thời gian thông tin về các dự án BOT.
Cử tri Nguyễn Mậu Dự (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà) cho rằng tình hình các trạm BOT không được giải quyết rốt ráo. Cử tri nêu ý kiến cơ quan chức năng cần thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án BOT và trả lời có hay không có lợi ích nhóm, đề nghị chuyển tất cả trạm BOT đặt sai chỗ về đúng ví trí.
Ông Trương Quang Nghĩa cho biết, trong kỳ họp QH vừa rồi, một nội dung rất được quan tâm là đầu tư hạ tầng giao thông bằng hình thức PPP - đối tác công tư.
Vừa rồi Bộ GTVT đã thông qua 2 dự án rất lớn, đó là xây dựng một số đoạn của cao tốc Bắc - Nam, trong trung hạn là hơn 600km. Nhà nước bỏ vốn hơn 40% (khoảng 55 ngàn tỷ). Dự án thứ hai là sân bay Long Thành.

Bộ GTVT,BOT,trạm thu phí BOT,Trương Quang Nghĩa
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp xúc cử tri TP
“Trong quá tình nghiên cứu về 2 dự án này, ĐBQH rất quan tâm các dự án BOT xây dựng trong thời gian vừa qua. Vừa rồi, Thanh tra Chính phủ có thanh tra toàn diện các dự án BOT. Ủy ban Kiểm tra TƯ đang thực hiện giám sát”, ông Nghĩa cho biết.
Tiếp tục làm BOT
Ông Nghĩa cho hay sau 2 tháng nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ GTVT, tháng 6/2016 ông chủ trì hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện đầu tư theo hình thức BOT. Qua đánh giá, chủ trương BOT là đúng bởi nguồn lực của Nhà nước rất hạn chế.
“Suy cho cùng, các dự án ấy đều huy động nguồn lực từ ngân hàng, chứ không phải là tiền trong dân. Tiền nhàn rỗi của dân không gửi vào ngân hàng. Do đó các dự án BOT vừa qua rủi ro tài chính cũng rất lớn”, Bí thư Đà Nẵng cho hay.
Bộ GTVT,BOT,trạm thu phí BOT,Trương Quang Nghĩa 
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa
Ông cho biết sau hội nghị tháng 6/2016 đến nay không có dự án BOT nào triển khai. Trong tương lai có làm BOT nhưng trên cơ sở không được phép tước quyền đi lại của người dân. Hiện nay đang rà soát tất cả để đưa ra mức phí phù hợp.
“Điều quan trọng là phải làm quyết toán, các số liệu sẽ rõ ràng. Một dự án BOT để triển khai phải qua 6 bộ. Suy cho cùng trách nhiệm đầu tiên là của Bộ GTVT. Tôi nói luôn là có cả tính lợi ích ở đó nữa.
BOT tiếp tục làm nhưng không phải làm như thời gian vừa rồi. Những bất cập ở các dự án BOT thì mọi người đã biết. Giải quyết hậu quả đó như thế nào còn phải có thời gian bởi tính liên quan, hệ lụy của nó rất lớn. Đơn cử ngân hàng bỏ tiền, ngân hàng lấy quyền thu phí đó thế chấp”, ông Trương Quang Nghĩa nói.
(VietNamNet) Cao Thái

Thực chất BOT của ta vừa qua chỉ là núp bóng xã hội hóa. Hầu hết số vốn làm đường là vay ngân hàng chứ không phải tiền nhàn rỗi trong dân. Sự núp bóng này tạo thuận lợi: Sự giám sát của cơ quan quản lí lỏng lẻo (vì coi nhà đầu tư tiêu tiền của họ chứ không phải tiền ngân sách). Các dự án do quản lí lỏng leo nên làm 1 đồng họ khai 10 đồng và cuối cùng là số năm thu phí tăng lên cao vút, có công trình phải giảm quá nửa thời gian thu sau kiểm toán. Thừa nhận, “di sản” của ông Đinh La Thăng ở ngành nào cũng để lại thiệt hại lớn lao!
Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét