Long An: Đánh phóng viên đang tác nghiệp không cấu
thành tội phạm!?
Cập nhật lúc 15:20
Một trong các lý do mà Công an huyện Thạnh Hóa, Long An căn cứ để không khởi
tố vụ án khi nhóm phóng viên báo, đài truyền hình bị hành hung vì họ mặc
trang phục thiếu logo của cơ quan khi tác nghiệp.
Một trong các đối tượng hành hung phóng viên làm việc
tại cơ quan điều tra - Ảnh: AN LONG
Cụ thể, trong văn bản thông báo kết quả giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm do Công an huyện Thạnh Hóa ban hành cho biết khoảng
6h45 ngày 27-9, Phạm Đức Cảnh, Cao Thị Kim Ngân (phóng viên quay phim và biên
tập thuộc Đài phát thanh truyền hình Long An) và Nguyễn Thị Mận (phóng viên
báo Long An) đi ôtô do Huỳnh
Minh Long (nhân viên đài) điều khiển đến khu vực Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh
Nghĩa (ấp 3, xã Tân Đông, Thạnh Hóa, Long An) để tác nghiệp về việc ô nhiễm
quanh khu vực nhà máy.
Khi đến gần khu vực hàng rào phía sau của nhà máy, gặp
Nguyễn Văn Minh (23 tuổi) và một số công nhân khác đang thi công gói thầu xây
hàng rào cho nhà máy.
Minh gọi điện cho Đỗ Văn Tiến (32 tuổi, cùng ngụ Bà Rịa -
Vũng Tàu và làm chung gói thầu xây dựng hàng rào với Minh).
Tiến chở theo Phạm Minh Dũng (61 tuổi, ngụ Thạnh Hóa, Long
An) là người làm thuê trông coi vật tư cho nhà máy xử lý rác đến.
Khi gặp các phóng viên, Dũng, Tiến dùng tay đánh vào mặt,
đầu, cổ phóng viên Cảnh nhiều cái và yêu cầu phóng viên đưa máy quay phim.
Phóng viên Cảnh ôm chặt máy quay, Dũng đã giằng co khiến
phóng viên Cảnh bị té và sau đó buộc phải đưa thẻ nhớ cho hai đối tượng
này.
Tiến, Dũng tiếp tục quay sang hai phóng viên nữ Kim Ngân
và Nguyễn Thị Mận để hù dọa, yêu cầu đưa điện thoại kiểm tra. Lúc này, Nguyễn
Minh Sang (29 tuổi, ngụ Tân Phước, Tiền Giang) là kế toán của Nhà máy xử lý
rác Tâm Sinh Nghĩa đến kiểm tra điện thoại của các phóng viên.
Sau đó, Tiến còn chạy theo cầm gạch định ném vào xe các
phóng viên. Các phóng viên liền chạy về UBND xã Tân Đông để trình báo vụ việc.
Công an huyện Thạnh Hóa đã ra quyết định không khởi tố vụ
án hình sự với lý do hành vi không cấu thành tội phạm.
Công an huyện Thạnh Hóa cho rằng các phóng viên khi đi tác
nghiệp đã không đảm bảo yếu tố "đang thi hành công vụ" vì các phóng
viên đi tác nghiệp không có kế hoạch cụ thể bằng văn bản, không có giấy giới
thiệu.
Cả ba không xuất trình giấy tờ, không giới thiệu là phóng
viên và khi tác nghiệp, các phóng viên mặc trang phục không có logo của báo
Long An và Đài phát thanh và truyền hình Long An.
Trao đổi với Tuổi
Trẻ Online, ông Phạm Minh Dũng - giám đốc Đài phát thanh và truyền
hình Long An - cho biết phóng viên Cảnh và biên tập viên Ngân thuộc ban thời
sự của đài.
"Họ tác nghiệp theo kế hoạch tháng, và khi đi tác
nghiệp có văn bản duyệt của trưởng ban, có lệnh điều xe đi của đài", ông
Dũng khẳng định.
"Việc xuất trình giấy tờ với các đối tượng lạ ở ngoài
khu vực nhà máy không nằm trong quy định tác nghiệp của phóng viên, và Luật
báo chí cũng không buộc các phóng viên khi đi tác nghiệp phải mặc trang phục
có logo của báo, đài", ông Dũng nói thêm.
Hội Nhà báo Long An cũng cho biết hội đã nhận được văn bản
của phóng viên Cảnh, thể hiện sự không đồng tình với kết quả điều tra của cơ
quan công an, và hội đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem
xét lại dựa trên đề nghị của phóng viên Cảnh.
(Theo TTO) SƠN LÂM
Đánh người, dù đó không phải PV thì
cũng là vi phạm pháp luật. Lí do PV không mặc trang phục của đài nên chuyện
đánh người không phạm pháp nghe buồn cười thế? Các bác CA có “ăn uống” gì thì
cũng nên kín kẽ chứ.
Thương Giang
|
Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét