Cán bộ xấu
kéo lùi đất nước
Cập
nhật lúc 15:23
Hôm 8-12, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về kết quả kiểm tra của 5
đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ. Và trong hai
ngày qua, ông Đinh La Thăng - nguyên ủy viên Bộ Chính trị - cùng một số người
liên quan ở PVN bị bắt.
Sai phạm về tổ chức cán bộ ở Tập đoàn Dầu
khí và Bộ Công thương nhiệm kỳ trước đã gây ra những dự án thua lỗ nặng nề
Câu hỏi được dư luận đặt ra
là vì sao có nhiều cán bộ sai phạm gây ra thiệt hại lớn về kinh tế và tổn
thất niềm tin trong xã hội như vậy?
Ông Thang Văn Phúc (nguyên
thứ trưởng Bộ Nội vụ):
Phải
cải cách công tác cán bộ
Thực tế đã có
nhiều đợt chỉnh đốn Đảng, sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế, luật hóa các
vấn đề công chức, viên chức nhà nước.
Tính từ năm
1999 đến nay, đã có ít nhất 4 nghị quyết trung ương chuyên đề về tổ chức cán
bộ, tinh giản biên chế.
Tuy nhiên, hiện
tại công tác cán bộ phải cập nhật theo kịp sự thay đổi của tình hình mới. Nếu
cứ giữ mãi khuôn mẫu cũ, tư duy cũ thì không thể có được đội ngũ cán bộ như
mong muốn, đáp ứng thời kỳ mới.
Hậu quả của cơ
chế cũ đã thấy rõ khi cả đến cán bộ cấp cao, ở vị trí ủy viên Bộ Chính trị
cũng sai phạm, bị xử lý kỷ luật và nay đã bị khởi tố. Đây là lỗi của công tác
cán bộ.
Việc xử lý như
vậy là nghiêm khắc. Đã đến lúc phải cải cách công tác cán bộ, tạo được cơ chế
tuyển lựa được đội ngũ thực tài, đặt ra tiêu chuẩn cụ thể cho từng vị trí.
Từ đó, đối
chiếu với đội ngũ hiện tại để thấy từng cán bộ có đáp ứng được yêu cầu không,
có cần bồi dưỡng, thay đổi hay thậm chí phải đưa ra khỏi công vụ?
Nếu làm nghiêm
sẽ không có cửa cho người bất tài, không đáp ứng được công việc tồn tại hay
leo lên những vị trí cao hơn. Nhưng vấn đề là ai sẽ làm những việc này, ai là
người chịu trách nhiệm chính?
Sau nhiều chục
năm làm công tác cán bộ, tôi đúc rút ra công tác cán bộ cần quy về hai đối
tượng phải chịu trách nhiệm chính: một là lãnh đạo có thẩm quyền giao việc
cho cán bộ, hai là cơ quan tổ chức nhân sự. Khi có lỗi về con người, phải đưa
hai đối tượng này ra kiểm điểm.
Công tác cán bộ
phải thực sự dân chủ, khách quan, minh bạch. Như vậy mới có thể kiểm soát
được chặt chẽ. Phải đề cao trách nhiệm cá nhân, chứ không phải việc gì cũng
lôi tập thể ra làm lá chắn, hợp thức hóa sai phạm núp dưới cái bóng
"đúng quy trình".
Những sai phạm
của cán bộ vừa qua cho thấy không còn cách nào khác là phải xử lý để lấy lại
lòng tin của xã hội.
Chuyên viên cao cấp Diệp Văn
Sơn:
Cán
bộ xấu kéo lùi đất nước
Thời gian vừa
qua, báo chí, dư luận đã chỉ mặt, đặt tên rõ hiện tượng "cả họ làm
quan" diễn ra ở tất cả các cấp, các ngành và nhiều địa phương.
Nhân dân cũng
đã từng thắc mắc "đúng quy trình" việc bổ nhiệm đề bạt ông Vũ Quang
Hải, con trai bộ trưởng Bộ Công thương, hay vụ phó Vụ kinh tế Ban chỉ đạo Tây
Nam Bộ Vũ Minh Hoàng (25 tuổi), việc bổ nhiệm 60 cán bộ của Thanh tra Nhà
nước và 19 cán bộ của Sở VH-TT&DL TP.HCM ở phút 89 trước khi lãnh đạo
nghỉ hưu...
Ai cũng bức xúc
cực độ khi cán bộ thoái hóa, tiêu cực lại có thể leo cao, luồn sâu như ông
Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh...
Đó là minh
chứng rõ ràng cho thấy công tác cán bộ của Đảng đang có "lỗ hổng"
lớn.
Hệ thống đề
bạt, bổ nhiệm của chúng ta theo một quy trình khá phức tạp, qua nhiều công
đoạn, tầng nấc nhưng tại sao để "con voi chui qua lỗ kim"?
Hay là có trục
trặc ở khâu nào? Quy trình có nặng tính hình thức không? Có thiếu tính khoa
học và dân chủ? Sao mà người dân luôn được nghe quá nhiều điệp khúc
"đúng quy trình"?
Quá nhiều câu
hỏi đáng suy nghĩ. Trả lời những câu hỏi này dù nhức nhối nhưng không thể
tránh né. Đấy thuộc bản lĩnh chính trị và trách nhiệm của hệ thống tổ chức.
Quy trình suy
cho cùng cũng do con người đặt ra thì cũng chính con người nếu muốn có thể
lách. Vả lại, sòng phẳng thì quy trình chẳng mấy khi sai, nhưng chính những
người thực hiện quy trình ấy lại trí trá chứ không làm đúng.
Tại Hội nghị
toàn quốc ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
cho rằng "trong dư luận xã hội vẫn râm ran chuyện chạy chức, chạy quyền,
chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy chế độ, chạy luân chuyển, chạy khen thưởng...".
Và trong Hội
nghị trung ương 4, khóa XII, các đại biểu lại đánh giá bổ sung thêm:
"Xuất hiện những biểu hiện tiêu cực mới, tinh vi, phức tạp hơn...".
Bộ Chính trị có
kết luận số 24 về công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Theo đó, yêu
cầu đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan,
công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích
nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen...
Không điều động
về trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ
luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.
Luân chuyển cán
bộ là một chủ trương đúng đắn của Đảng về công tác nhân sự.
Qua cách luân
chuyển này, người có năng lực thực sự, có khát vọng cống hiến sẽ có dịp được
tiếp cận cơ sở, hiểu hơn đời sống từ cơ sở và qua đó thử thách phẩm chất và
năng lực điều hành của người lãnh đạo.
Tuy nhiên nếu
làm không chuẩn sẽ bị lợi dụng chạy luân chuyển để "xóa dấu vết".
Nó chẳng khác như chuyện rửa tiền, hô biến những đồng tiền bẩn do tham nhũng,
hối lộ thành tiền sạch, chính đáng.
Người dân đang
kỳ vọng lãnh đạo Đảng thực sự cầu thị, dân chủ, không hình thức, có cơ chế
giám sát hiệu quả trong công tác cán bộ. Công tác cán bộ bị hổng thì hệ quả
không chỉ là tham nhũng, tiêu cực, phát triển đất nước bị kéo lùi.
Điều làm cho
Đảng vĩ đại không phải là không mắc sai lầm, khuyết điểm, mà là cần dũng cảm
nhận, tích cực tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục.
Đồ họa: TRANG TRẦN
Bằng mọi giá "bảo vệ
phe ta"
Rất nhiều điển
hình cho thấy công tác cán bộ còn nhiều yếu kém từ các khâu tuyển chọn, đề
cử, bổ nhiệm, đánh giá, đề bạt chưa thật sự công khai, dân chủ, đối phó, nể
nang, lợi ích nhóm...
Cho nên một ai
đó đã lọt vào "mắt xanh" của lãnh đạo cấp cao thì bằng mọi giá tổ
chức có nhiệm vụ "bảo vệ phe ta", đặt lên đường ray đẩy đến đích,
bất chấp dư luận.
(Theo TTO) NGỌC HÀ - ÁI NHÂN ghi
|
Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét