Từ
bộ trưởng hạ cánh không an toàn đến chuyện cán bộ 'bỏ túi'
Cập
nhật lúc 09:15
Lâu nay người
ta thường có khái niệm "án bỏ túi" để chỉ những vụ án chưa xử đã
biết trước kết quả. Và bây giờ, xã hội lại có khái niệm "cán bộ bỏ
túi".
Lịch sử
phát triển của xã hội loài người là lịch sử của các hình thức sàng lọc, tuyển
chọn nhân tài - hiền tài nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, xây dựng, phát triển
đất nước. Vì thế mà Thân Nhân Trung, một danh sĩ thời Lê sơ đã có câu nói để
đời: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì đất nước
mạnh và càng lớn lao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp”.
Thời
nào cũng vậy, thiếu những nhà lãnh đạo xuất sắc, đặc biệt là cán bộ cấp cao,
đất nước sẽ khó tồn tại và phát triển.
Ở bất
kỳ tổ chức, lĩnh vực, địa phương và cấp bậc nào nếu có người đứng đầu tài
giỏi, được mọi người tin cậy thì công việc đã được đảm bảo thành công đến 60
- 70% rồi. Nói cho công bằng, những người đứng đầu ấy thực sự phải là những
nhân tài lãnh đạo, quản lý nổi trội của đất nước, địa phương, ngành, lĩnh vực.
Nói như
vậy để thấy rằng về nguyên tắc, chức vụ là cái mà xã hội giao cho để làm
việc, để phục vụ xã hội. Ai đạt tiêu chuẩn thì ngồi vào làm việc, ai không
đạt thì tránh sang một bên. Ai ngồi vào rồi mà làm không được thì từ chức, hư
hỏng thì bị cách chức.
Nguyên
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự cho rằng: “Chức vụ không
phải gia tài điền sản của riêng ai” quả thật là chí lý. Và ông đã
xin nghỉ hưu sớm để dành chỗ cho cán bộ trẻ.
Bởi ông
cho rằng: “Tương lai đất nước nằm trong tay lớp trẻ. Xã hội cần có cơ chế để
cất nhắc, trọng dụng họ. Nhưng lớp trẻ phải tự đi lên bằng đôi chân của mình.
Không vì tham nhũng chính sách để bố trí người thân, con cháu mình vào bộ
máy. Đặt những người bất tài vào bộ máy thì tương lai họ sẽ phá tanh bành đất
nước này”.
Thế
nhưng công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ trẻ ở một số nơi lại khiến người ta
lo lắng. Chức vụ đã trở thành một thứ đặc quyền, đặc lợi, đặc ân đối với
nhiều người. Không phải vô cớ người ta cố công chạy chọt, đút lót để được
thăng quan tiến chức. Hai chữ chức vụ “không phải là gia tài điền sản” thật
đấy. Nhưng chức vụ, đặc biệt là những chức vụ cao, chức vụ quan trọng trong
một số lĩnh vực "có màu", thì sẽ sinh ra “gia tài điền sản”.
"Cán
bộ bỏ túi"
Lâu nay
người ta thường có khái niệm "án bỏ túi" để chỉ những vụ án mà chưa
xử đã biết trước kết quả. Ở đó, sự nghiêm minh, tính công bằng của pháp luật
đã phải nhường chỗ cho ý chí chủ quan của một thế lực ngầm nào đó. Và bây
giờ, xã hội lại có khái niệm "cán bộ bỏ túi".
Đó là
tình trạng lợi dụng chủ trương trẻ hóa cán bộ, một số người đã tranh thủ nhồi
nhét con cái, em út, phe cánh mình vào vị trí lãnh đạo sở nọ vụ kia, thậm chí
là cao hơn nữa.
Mới tốt
nghiệp ĐH vài ba năm, vào cơ quan nhà nước vài ba năm, thử hỏi con cái các vị
đã được học tập, làm việc, đã lập được thành tích gì mà leo cao và nhanh đến
hàng giám đốc sở, đến trưởng, phó vụ này vụ nọ.
Một ông
Bí thư tỉnh ủy 5 tháng ở miền Trung đã tự nguyện rút lui trước ngày đại hội
để đưa cậu con trai phó giám đốc 5 tháng của mình lên ghế giám đốc. Rồi lại
có ông bộ trưởng giở bài điều chuyển, biến một cán bộ yếu kém, điều hành
doanh nghiệp thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng thành nhân tài, giới thiệu về địa
phương tham gia cấp ủy, leo lên đến chức phó chủ tịch tỉnh và suýt chút nữa
trở thành ông nghị....
Ông bộ
trưởng ấy đã “hạ cánh không an toàn”, phải nhận kỷ luật về Đảng, bị Quốc hội
ra nghị quyết phê phán nghiêm khắc trước toàn dân, bị Chính phủ hủy bỏ tư
cách nguyên bộ trưởng. Âu đó cũng là cái giá phải trả cho những người coi
thường kỷ cương, tham nhũng chính sách, xem chức vụ là gia tài điền sản, là
đặc quyền đặc lợi của mình.
Những
kiểu điều chuyển, bổ nhiệm, cất nhắc con cái, phe cánh nấp dưới chiêu bài
trọng dụng nhân tài, trẻ hóa cán bộ kiểu này, người dân biết hết, đảng viên
biết hết. Chỉ có những người cố đấm ăn xôi là giả vờ không biết mà thôi.
(Theo
VietNamNet) Huệ Anh
|
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét