Buôn lốp xe mua nhà băng, tuổi 40 giàu hơn Bầu
Kiên
Cập
nhật lúc 08:42
Bị can Hà Văn Thắm từng
là người giàu nhất trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong top 10 người giàu
nhất trên sàn chứng khoán.
Giàu
nhất lĩnh vực ngân hàng
Bị can
Hà Văn Thắm sinh 1972 tại Bắc Giang và sinh sống tại Hà Nội. Trước khi bị bắt
vào 10/2014, Hà Văn Thắm từng là ông chủ nhiều thương hiệu nổi tiếng như
Oceangroup (bất động sản), OceanBank (ngân hàng), Ocean Hospitality (du
lịch), Kem Tràng Tiền, bánh Givral (thực phẩm), hệ thống OceanMart (bán lẻ)…
Trong
giai đoạn 2011-2013, cái tên Hà Văn Thắm nằm
top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) với tổng tài sản
trị giá cả ngàn tỷ đồng. Tính riêng trong lĩnh vực ngân hàng, ông Hà Văn Thắm
là người giàu nhất và cũng là doanh nhân trẻ tuổi nhất trong top 10. Nếu chỉ
tính số tiền thông qua cổ phiếu niêm yết, Hà Văn Thắm đã vượt cả Bầu Kiên
trong lĩnh vực ngân hàng.
Hà Văn
Thắm được biết đến là người đã bước vào nghiệp kinh doanh từ rất sớm
với 2 mặt hàng chính là lốp xe ô tô và dầu ăn. Số tiền tích lũy từ công việc
kinh doành này đã giúp ông bất ngờ trở thành ông chủ một ngân hàng với một
khoản đầu tư khá nhỏ sau khi tính cờ gặp cổ đông muốn bán cổ phần của Ngân
hàng nông thôn Hải Hưng. Ngân hàng này sau phát triển trở thành Ngân hàng OceanBank với
số vốn ban đầu hơn chục tỷ tăng lên 4.000 tỷ đồng vào năm 2010.
Hà Văn
Thắm trở nên nổi bật hơn bao giờ hết từ giữa 2010 với cương vị là chủ tịch
CTCP Tập đoàn Đại Dương - Ocean Group (OGC),
khi đó chưa đến 40 tuổi. Ocean Group của ông Thắm được biết đến là một tập
đoàn kinh tế đa ngành, từ bất động sản, khách sạn, tài chính, truyền thông và
thương mại thực phẩm...
Chỉ một
thời gian ngắn sau đó OceanGroup đã trở thành một trong những DN tư nhân lớn
nhất trên sàn chứng khoán thời bấy giờ, với vốn hóa thị trường lên tới hơn 10
ngàn tỷ đồng. Năm 2011, ông Thắm lọt top 10 người giàu nhất trên TTCK và còn
nằm trong nhóm này 2 năm sau đó.
Trong
lĩnh vực bất động sản, OceanGroup có nhiều dự án khá nổi tiếng, trải từ Bắc
chí Nam như: VNT Tower Nguyễn Trãi, StarCity Lê Văn Lương, StarCity Center,
StarBowl (Phạm Ngọc Thạch),...
Trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Thắm và OGC là cổ đông lớn chi phối tại
OceanBank, Ocean Sercurities,... Ông Thắm còn trực tiếp và gián tiếp sở hữu
nhiều DN như Ocean Hospitality (75%), Bảo Hà, Công ty TNHH VNT, Đại Dương
Thăng Long, Ocean Media (50%),... và có thời điểm là thành viên HĐQT
Vinamilk, VS Industry Việt Nam…
Lên
sàn, tăng vốn, làm ngân hàng, thâu tóm,... là cách mà ông Hà Văn Thắm đưa tên
tuổi của mình nổi như cồn, lọt vào tốp những người giàu nhất trên TTCK. Cú
thâu tóm Kem Tràng Tiền hay “Khu đất vành khăn hơn 5ha” thuộc khu đô thị mới
Đông Nam Trần Duy Hưng (Hà Nội)... là những lần mà tên tuổi “đại gia” này phủ
kín mặt báo.
Chiến
lược mua bán sáp nhập (M&A) đã đưa OGC thành một tập đoàn đa ngành hàng
đầu, trong đó ông Thắm trực tiếp và gián tiếp nắm giữ khoảng 45%. Tên tuổi
của ông Hà Văn Thắm còn gắn liền với thương hiệu Ocean Mart. Đây là chuỗi
siêu thị bán lẻ nổi bật thời kỳ năm 2013 sau đó đã được bán lại cho một đại
gia khác trong nước.
3 tội
danh
Thâu
tóm giúp Hà Văn Thắm nổi tiếng nhưng kế hoạch M&A lần thứ 2 trong lĩnh
vực ngân hàng (thâu tóm Ngân hàng Đại Tín) từ bà Hứa Thị Phấn (người sở hữu
85% cổ phần) không còn mang lại sự may mắn cho bị can này.
Trong
nỗ lực thâu tóm thêm một ngân hàng, cựu chủ tịch OceanBank đã mua nhà băng có
dư nợ xấu, không có khả năng thu hồi. Cho dù đã chuyển cổ phần Đại Tín sang
cho Phạm Công Danh (Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, vừa bị tuyên án 30 năm tù)
nhưng những vướng mắc vẫn còn.
Bên
cạnh đó, ông Thắm còn bị cáo buộc nhiều tội danh khác.
Theo
kết luận điều tra, ông Hà Văn Thắm và người liên quan từng sở hữu gần 63% vốn
OceanBank. Dưới thời kỳ ông Hà Văn Thắm điều hành, NH này từng lỗ lũy kế đến
cả chục ngàn tỷ đồng và nợ xấu có lúc chiếm gần 50% dư nợ.
Trong
quá trình điều hành Oceanbank, bị can Hà Văn Thắm đã chỉ đạo giải quyết cho
nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Phạm Công Danh vay thông qua Công ty Trung
Dung không có tài sản đảm bảo, không sử dụng vốn vay đúng mục đích, trái với
quy định của NHNN về quy chế cho vay và quy trình thủ tục gây thiệt hại cho
Oceanbank hàng trăm tỷ đồng.
Hà Văn
Thắm và Nguyễn Xuân Sơn (TGĐ) chỉ đạo cho cấp dưới huy động tiền gửi, chi lãi
suất vượt trần lãi suất, chi lãi suất ngoài hoạt động cho khách hàng gây
thiệt hại cả ngàn tỷ đồng cho ngân hàng và các cổ đông…
Sau khi
ông Thắm bị bắt, Tập đoàn OceanGroup cũng đã rơi vào khó khăn, lỗ cả ngàn tỷ
đồng. Hàng loạt các DN liên quan đến ông Thắm đã phải bán giải chấp cổ phiếu
OGC theo yêu cầu của ngân hàng. Cơ cấu sở hữu của Ocean Group đã có sự biến
động mạnh. OGC cũng đã bán đi phần lớn các tài sản giá trị như: Khu đất vành
khăn, Ocean Mart, Khách sạn Dầu khí Phương Đông,...
DN
trong hơn 2 năm qua đã rất khó khăn để cân đối lại các khoản công nợ, tái cơ
cấu nhằm tìm hướng tồn tại.
Bị can
Hà Văn Thắm giàu lên nhanh chóng nhờ vào sự sôi động của TTCK và BĐS, nhờ vào
những cú thâu tóm. Tuy nhiên, những phi vụ làm ăn khuất tất, những sai phạm
trong quá trình điều hành NH và những vụ thâu tóm nhờ dòng vốn không phải của
chính mình đã gây ra thiệt hại lớn cho NH và cổ đông.
Vụ Hà
Văn Thắm được xem là 1 trong 6 đại án tham nhũng, kinh tế lớn được Thường
trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất chủ trương
đưa ra xét xử.
(Theo VietNamNet) H. Tú
|
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét