Thêm
thông tin bất ngờ về hiệu trưởng tiểu học Nam Trung Yên
Cập
nhật lúc 16:00
Xung
quanh vụ việc học sinh lớp 2 bị gãy chân trong sân trường, nhiều tình tiết
mới về thân thế của hiệu trưởng tiểu học Nam Trung Yên - Tạ Thị Bích Ngọc đã
được làm rõ.
Những ngày qua, sự việc
hàng loạt giáo viên tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) đứng lên tố cáo sự thật về
những bản báo cáo, khảo sát của hiệu trưởng đã gây xôn xao dư luận.
Trong
khi đó, Phòng GD-ĐT Cầu Giấy vẫn chưa đình chỉ tạm thời chức vụ của hiệu
trưởng tiểu học Nam Trung Yên - Tạ Thị Bích Ngọc vì chờ quyết định cơ quan
điều tra.
Thêm nhiều thông
tin mới xung quanh việc hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên - Tạ Thị
Bích Ngọc khai báo và làm khảo sát sai sự thật về việc một học sinh lớp 2 bị
đâm gãy chân trong sân trường
Trao
đổi với báo chí bà Nguyễn Thanh Tịnh, Phó trưởng Phòng GD-ĐT Cầu Giấy, xác
nhận vẫn chưa có quyết định điều chuyển đối với Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc
từ phía UBND quận Cầu Giấy.
Trong
khi đó, ngày 6/2, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu đình chỉ chức
vụ hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên trong lúc làm rõ “nghi vấn” xe
chở hiệu trưởng đâm trúng học sinh ngay tại sân trường mà dư luận phản ánh.
Lãnh
đạo Phòng GD-ĐT Cầu Giấy cho biết sẽ chờ kết luận điều tra của Công an TP Hà
Nội để phối hợp với Sở GD-ĐT, UBND quận Cầu Giấy xem xét và đưa ra hình thức
xử lý thích hợp đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc.
Bà Tịnh
cũng khẳng định sau khi có kết quả của công an thì tùy thuộc vào mức độ vi
phạm sẽ có hình thức kỉ luật đúng mức đối với bà Ngọc.
Trong
khi đó, chiều 17/2, 3 giáo viên Trần Thị Thu Nhung, cô Nguyễn Thanh Tú và cô
Vũ Thị Mừng đã chủ động gặp báo chí để cung cấp sự thật trong những phát ngôn
của Hiệu trưởng Tạ Bích Ngọc, Ban Giám hiệu, Công đoàn nhà trường về vụ việc
cháu Trần Chí Kiên, lớp 2A, bị gãy chân trong sân trường.
Sau đó,
ngày 18/2, 18 giáo viên trong Trường Tiểu học Nam Trung Yên tiếp tục gửi “Thư
bày tỏ” tới các cơ quan báo chí nêu 4 điểm sai sự thật.
Sau khi
“Thư bày tỏ” của 18 giáo viên được gửi tới các cấp lãnh đạo, các cơ quan báo
chí truyền thông, một trong số giáo viên viết thư lo ngại sẽ bị “trù” vì nói
trái ý Ban Giám hiệu.
Một
giáo viên cho biết đã có rất nhiều cuộc điện thoại hỏi xem cô có là người
tham gia vụ viết thư này không. Hiện tại, nhiều người đang muốn tìm hiểu về
18 giáo viên này tham gia viết "Thư bày tỏ".
Giáo
viên tham gia viết "Thưa bày tỏ" cho biết không lo cho bản thân
mình nhưng sợ ảnh hưởng đến gia đình, con cái nên xin tạm giấu tên. Đây cũng
là điều trăn trở của nhiều giáo viên khác.
Vì vậy,
giáo viên này cũng mong các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí cũng không
công khai danh sách này.
Trước
đó, trao đổi với báo chí, cô Trần Thị Thu Nhung (Giáo viên chủ nhiệm lớp em
Trần Chí Kiên) cũng khẳng định hiện tại rất nhiều giáo viên trong trường cũng
muốn đứng lên nói ra sự thật nhưng lại sợ bị trù dập.
Trong
khi đó, 3 giáo viên Trần Thị Thu Nhung, cô Nguyễn Thanh Tú và cô Vũ Thị Mừng
(tiểu học Nam Trung Yên) dù biết sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau khi nói lên sự
thật nhưng các cô đều khẳng định không thể làm trái lương tâm nhà giáo và
không để sự việc ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các giáo viên.
Tiểu học Nguyễn Khả Trạc (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) - nơi bà Tạ Thị
Bích Ngọc làm hiệu trưởng năm 2006
Trước
đó, vào năm 2006, bà Tạ Thị Bích Ngọc khi đó là Hiệu trưởng trường tiểu học
Nguyễn Khả Trạc (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã để xảy ra nhiều sai phạm trong đó
có việc lập “quỹ đen” tại trường bằng việc bớt khẩu phần ăn hàng ngày của hơn
400 học sinh bán trú. Sai phạm của hiệu trưởng đã được Thanh tra quận Cầu
Giấy làm rõ.
Theo
kết luận Thanh tra số 84 do bà Phạm Thị Việt-Chánh Thanh tra quận Cầu Giấy ký
ngày 26/10/2006, việc thu chi tài chính ở trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc có
một số sai phạm rất nghiêm trọng như: Bớt tiền ăn của học sinh để lập quỹ
trái phép, chi tiêu sai mục đích.
Cụ thể,
từ tháng 11/2004 đến 10/2005, số tiền bớt khẩu phần ăn của trẻ là 12.158.200
đồng. Chủ trương này đã được các cán bộ thủ kho, nhà bếp thực hiện dưới sự
cho phép của Ban giám hiệu trường do bà Ngọc là hiệu trưởng.
Tổng số
tiền ăn một ngày của 400 học sinh là 2.200.000 đồng, theo chỉ đạo của bà
Ngọc, thủ kho đã bớt hơn 500.000 đồng để nộp vào “quỹ đen”. Như vậy, số tiền
thực chi cho bữa ăn của các cháu chỉ còn 1.700.000 đồng/ngày (giảm từ 5.500
đồng xuống còn 3.400 đồng/suất).
Ngoài
việc bớt khẩu phần ăn của trẻ, bà Ngọc còn để cho các giáo viên ăn vào
khẩu phần ăn của học sinh. Trên thực tế, các giáo viên vẫn phải đóng tiền ăn
trưa, nhưng số tiền đó không được sử dụng vào việc ăn trưa của giáo viên, mà
nhập vào quỹ công đoàn. Vậy là, khẩu phần ăn của học sinh không chỉ bị ăn bớt
mà còn phải “nuôi” thêm các giáo viên.
Quỹ đen
của trường Nguyễn Khả Trạc do bà Ngọc chỉ đạo lập ra từ các khoản thu: tiền
bớt suất ăn của học sinh, tiền ăn trưa của giáo viên và tiền thừa một bữa ăn
của học sinh. Tính đến tháng 10/2005, số dư trong quỹ đen của trường
còn 23.022.700 đồng.
Sự
việc bắt đầu vào ngày 1/12/2016, em Trần Chí Kiên bị ngã gãy xương đùi tại
trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Theo
lời của Kiên, khi chạy về lớp, em va chạm với ôtô màu xanh nước biển đang di
chuyển trong sân trường. Cháu nhận ra trên xe có cô hiệu trưởng và một cô
giáo khác (sau nó thông tin cho rằng đó là cô hiệu trưởng). Nữ hiệu trưởng đã
phủ nhận điều này.
Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải 3 lần nhắc nhở Chủ tịch UBND TP Hà Nội xử lý dứt
điểm vụ việc.
Ngày
6/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo Sở GD-ĐT Hà Nội và các
bên liên quan xem xét, đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của bà Ngọc để chờ kết
luận vụ việc.
Ngày
17/2 và 18/2, nhiều giáo viên liên tiếp lên tiếng khẳng định hiệu trưởng nhà
trường báo cáo sai sự thật về vụ tai nạn.
Ngày
18/2, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu có sai
phạm trong vụ nam sinh lớp 2 bị gãy xương đùi tại trường Tiểu học Nam Trung
Yên, Hà Nội.
(Theo VTCnews) Hoàng
Anh tổng hợp
|
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét