Vượt
gần 9.000 người hưởng lương nhà nước
Cập
nhật lúc 09:25
Năm
2016, tổng số người hưởng lương, phụ cấp thực tế trong bộ máy của hệ thống
chính trị vượt 8.743 người so với số được giao.
Tại hội
thảo về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước do đoàn giám sát của QH
tổ chức hôm nay, ông Nguyễn Văn Tùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức điều lệ, Ban Tổ
chức TƯ cho biết, năm 2014 tổng số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách
nhà nước của các tổ chức trong hệ thống chính trị là 3.685.961 người.
Năm
2016, các cơ quan quản lý biên chế của TƯ giao là 3.725.559 người. Tuy nhiên,
tính đến ngày 30/10/2016, tổng số người hưởng lương, phụ cấp thực tế là
3.734.302 người, vượt 8.743 người.
Nguyên
nhân, theo ông Tùng là do tâm lý ngại va chạm nên các cơ quan, tổ chức, các
cấp, các ngành chưa thực hiện nghiêm túc chủ trương về quản lý biên chế và
tinh giản biên chế.
Việc bố
trí sử dụng cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn tình trạng “có lên không có
xuống”, “có vào không có ra”, “biên chế suốt đời”, “chủ nghĩa bằng cấp”. Cùng
với đó là thiếu cơ chế cạnh tranh trong đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ…
Trong
khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện biên chế và
quản lý biên chế còn buông lỏng và chưa có chế tài cụ thể đủ mạnh.
Theo
ông Thái Quang Toản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ, đến ngày hôm
nay đã có 20 bộ gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ xin thẩm định, trong đó đều đề xuất
tăng biên chế và đội ngũ bên trong, chỉ có 2 Bộ Công thương và Nội vụ là
giảm, trong đó Bộ Công thương xin giảm hẳn một tổng cục xuống thành cục.
Các địa
phương cũng xin tăng, trong đó nhiều nhất là Hà Nội và TP.HCM.
“Đáng
chú ý, tinh giản thì 85% là cán bộ chỉ còn 2-3 năm công tác nữa là nghỉ hưu
nên họ tự xin nghỉ”, ông Toản nói.
Giảm
bên ngoài, phình bên trong
TS Lê
Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư
pháp) cho rằng, trong nhiều thập kỷ qua, việc cho phép thành lập, xác định
tên đơn vị vụ, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các vụ là một sự
dễ dãi.
“Mỗi
nhiệm kỳ, mỗi đời bộ trưởng lại có sự thay đổi về số lượng, tên gọi của các
vụ. Sự thay đổi này chủ yếu lại theo hướng tăng thêm, chia nhỏ chức năng. Cá
biệt, có vị lãnh đạo quan niệm rằng bộ có nhiều đầu mối, nhiều đơn vị cấp
dưới mới oai”, ông Sơn nhấn mạnh.
Theo
ông Sơn, tâm lý chỉ muốn tăng chứ không muốn giảm đang khá phổ biến. Cho nên
những người thấy rõ sự bất hợp lý, muốn thực hiện đúng chủ trương tinh gọn,
tinh giảm thì lại dễ bị cô lập, bị coi là đi ngược lại lợi ích của bộ, ngành.
Ông Sơn
cũng cho hay từ chỗ cấp phòng (thuộc vụ) được tổ chức rất cá biệt ở một vài
bộ trước đây, gần đây đã trở thành phổ biến.
“Ngay
khi phòng được lập ra, có ngay hiện tượng 'dựng tường rào', 'lắp khóa cửa',
'chia sân, chia vườn' gây khó khăn cho vụ trưởng khi muốn sử dụng chuyên viên
của mình, vô hiệu hóa các phó vụ trưởng”, ông Sơn dẫn chứng.
Ông Sơn
cũng nêu hiện tượng đáng quan tâm khi thành lập cục hay tổng cục. Xu hướng
chung là ở các cục, mỗi khi có dịp đều tìm lý do để đôn lên thành tổng cục để
bao quát, quản lý, chi phối nhiều đầu mối, nhiều cơ sở, doanh nghiệp thuộc
quyền để dễ bề kiếm lợi, thậm chí tham nhũng.
“Trước
đây và hiện nay vẫn tồn tại ở không ít đơn vị cấp cục, tổng cục là dựng lên
thủ tục hành chính, dựng lên quyền hành để đặt chuẩn, để kiểm tra, cấp phép,
qua đó mà hành doanh nghiệp, hành cơ sở, hành dân để kiếm lợi”, ông Sơn nói.
Nguyên
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc ghi nhận tổ chức bộ máy Chính phủ đã thu
gọn đáng kể, từ 32 bộ và 2 bộ trưởng phụ trách của Chính phủ khóa 8
(1987-1992) đến nay còn 22 bộ, cơ quan ngang bộ.
Tuy
nhiên, “trong khi QH, Chính phủ giảm bớt số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ,
thì tổ chức bên trong các bộ lại phình ra, làm cho việc sắp xếp, tinh giản
biên chế chưa đạt yêu cầu”, ông Phúc nhấn mạnh.
(Theo VietNamNet) Thu Hằng
|
Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét