Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979


Ba mươi tám năm sau ngày 17 tháng 2 năm 1979, những bản làng vùng biên xứ Lạng đã thay da, đổi thịt.

Chẳng ai trong chúng ta có thể quên, rạng sáng 17/2/1979, tiếng đạn pháo từ bên kia Trung Quốc đồng loạt rót sang chát chúa phá tan sự yên tĩnh của vùng biên xứ Lạng.
Trẻ già bồng bế nhau hoảng loạn chạy về vùng hậu chiến. Những bản làng bỗng chốc tan hoang, ruộng nương bỏ lại không người trồng trọt. Nhiều người lính, dân quân và cả thường dân đã ngã xuống… Đau thương phủ trùm vùng biên giới nới tiếp giáp với Trung Quốc.
 Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu của báo Quân đội nhân dân.


Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979Một người dân Lạng Sơn ngồi trước ngôi nhà bị tàn phá của mình. RIA Novosti (Nga)

Đó là câu chuyện của 38 năm trước. Cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã lùi xa đến nửa đời người, cuộc sống ở đây đang xanh tươi trở lại. Người dân đã phải mất một thời gian rất dài, trải qua một chặng đường đầy nhọc nhằn mới gây dựng lại những đổ nát của các đợt pháo kích của quân xâm lược. Mọi người dân đều biết, quá khứ không bao giờ ngủ yên, chẳng ai có thể quên những đau thương và những người đã ngã xuống, nhưng chọn cách nhìn về phía trước và nỗ lực làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống hiện tại mới là con đường của những người chính nghĩa.
38 năm đã qua, phóng viên Tuần Việt Nam/Báo VietnamNet đã trở lại nơi từng là chảo lửa, nơi từng hứng chịu pháo kích dồn dập từ bên kia biên giới. Hôm nay, chúng tôi đã có mặt tại xã sâu xa nhất của huyện Cao Lộc, Xuất Lễ, Cao Lâu nơi có gần 40km đường biên giới, nơi định cư của người Tày, người Nùng hiền lương, chất phác.
 Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Các em nhỏ trong trường mầm non

 Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Một giờ lên lớp của các học sinh trường THPT Ba Sơn
Chính quyền nơi đây những năm qua đã cùng nhân dân xây dựng bộ mặt vùng biên khang trang. Xuất Lễ, Cao Lâu đã có đầy đủ hệ thống các cấp trường để con em đi học; đường sá giao thông, điện, nước sạch… dẫn tới tận nhà dân. Chương trình toàn dân xây dựng nông thôn mới đang triển khai đồng bộ, với hệ thống kênh mương nội đồng được cứng hóa, bê-tông hóa.
 Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Hệ thống giao thông được cải thiện giúp việc đi lại của người dân thuận tiện hơn
Nông lâm trường 196 (Đoàn Kinh tế Quốc phòng 338) đã hướng dẫn cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó cây thông là cây chủ lực. Bí thư xã Cao Lâu, Hoàng Tiến Thụ cho hay: một ha thông cho người dân thu nhập từ 30 – 50 triệu đồng. Ở Cao Lâu, Xuất Lễ, mỗi hộ gia đình có trung bình từ 2 – 3 ha rừng thông.
 Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Nông Lâm trường 461 đóng bầu cây thông để phát triển kinh tế địa phương


Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979 
Cây thông nâng cao đời sống vật chất của bà con nơi đây
Ở Xuất Lễ, tìm những ngôi nhà tường đất bây giờ khó hơn đi tìm những nhà xây, tường gạch. Được biết, một công trình nhà hai tầng, bà con xây dựng mất chừng 6-700 triệu đồng.
 Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Ngày càng nhiều những ngôi nhà tầng mọc lên
Nhận thức của người dân ngày càng tiến bộ, đặc biệt là trong vấn đề y tế thôn bản. Mấy năm trở lại đây, người dân đã có ý thức đến phòng khám trên địa bàn để bốc thuốc chữa bệnh, việc cúng thầy Mo hầu như không còn tồn tại.
 Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Phòng khám đa khoa tại xã Cao Lâu là điểm đến tin cậy của nhiều bà con dân bản trong vùng mỗi khi mắc bệnh
Khi triển khai xây dựng các bản tái định cư trên địa bàn xã Cao Lâu, Bính Xá, nhiều người dân đã không ngần ngại tiên phong chuyển đến nơi ở mới.
 Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Ấm áp bản làng tái định cư thuộc xã Cao Lâu
(Theo TuanVietNam) Thái Bình – Đoàn Bổng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét