Việc
buộc doanh nghiệp rời kinh doanh trên Hồ Tây theo góc nhìn VOV
Cập nhật lúc 10:00
Việc cưỡng chế
tháo dỡ cầu dẫn, sàn cứng tại Bến thủy Hồ Tây khiến dư luận ngạc nhiên bởi
quá vội vàng, trong khi doanh nghiệp vẫn còn phép hoạt động
Với mục tiêu nạo vét, cải
tạo môi trường nước Hồ Tây, Ngày 9/2, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Thông
báo số 48 truyền đạt Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố về việc nạo vét,
cải tạo môi trường nước Hồ Tây. Đồng thời giao cho quận Tây Hồ và các Sở
ngành liên quan chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ bằng tàu,
thuyền của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi mặt nước Hồ Tây.
“Mệnh lệnh hành chính” này của thành phố khiến các doanh nghiệp đang
kinh doanh hợp pháp trên mặt nước Hồ Tây đứng trên bờ vực phá sản bởi tài
sản, vốn liếng đổ hết vào những con tàu trên hồ. Để cụ thể hóa mệnh lệnh hành
chính của UBND thành phố, ngày 14/2/2017, Chủ tịch UBND phường Thụy Khuê ban
hành Quyết định số 02/QĐ- CTUBND về việc cưỡng chế xử lý công trình vi phạm
trật tự xây dựng đô thị tại khu vực Bến thủy nội địa. Sau đó, ngày 20/2, UBND
phường Thụy Khuê có thông báo về việc tổ chức xử lý vi phạm trật tự xây
dựng tháo dỡ cầu dẫn, sàn cứng tại khu vực Bến thủy nội địa vào sáng 23/2.
Theo ông Phương Năng Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Du thuyền Hồ Tây
(Sàn nổi Eureka), Quyết định này của Chủ tịch UBND phường Thụy Khuê đã gây
tổn hại đến quyền kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Ông Thắng khẳng định,
công trình cầu bến được xây dựng từ năm 2008 đã được cơ quan đăng kiểm thuộc
Bộ GT-VT kểm tra xác nhận tính an toàn và được Sở GT-VT Hà Nội cấp giấy phép
hoạt động Bến thủy nội địa, cho phép Công ty được hoạt động sử dụng bến thủy
theo đúng quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa.
Công trình cầu bến sử
dụng đến nay đã 9 năm, suốt quãng thời gian đó chưa hề bị thanh tra xây dựng
lập biên bản vi phạm hay có một quyết định xử phạt hành chính thì việc UBND
phường Thụy Khuê ra quyết định cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng đã đúng
theo quy định pháp luật?
Đại diện Công ty sông Potomac ông Nguyễn Ngọc Vượng cũng cho rằng
Quyết định 02 trái quy định pháp luật về thời hiệu. Thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi này là 2 năm, kể từ ngày hành vi chấm dứt. Quyết
định này cũng trái quy định pháp luật về thẩm quyền. Cụ thể, tại phụ lục ban
hành kèm theo thông tư số 03/2016/TT- BXD của Bộ Xây dựng, công trình xây
dựng bến thủy nội địa phục vụ chở khách, nếu phương tiện sử dụng bến thủy có
công suất chuyên chở từ 300-500 khách thì được xếp loại công trình cấp 1.
Theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng năm 2016 thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng đối với công trình xây dựng cấp 1 thuộc UBND cấp tỉnh (Sở Xây
dựng nhận ủy quyền). Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công
trình xây dựng vi phạm thuộc Chủ tịch UBND cấp huyện.
Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng (Văn phòng luật sự Hoàng Hưng), đây là
doanh nghiệp đang hoạt động theo một số giấy phép đã và đang còn hiệu lực.
Vấn đề đặt ra, hệ lụy đối với doanh nghiệp sau cưỡng chế thế nào. Nếu di dời
đi xong thì quyền lợi của doanh nghiệp ra sao, là tài sản của doanh nghiệp,
tàu bè, cảng, cầu tàu, tất cả thiết bị lên quan hoạt động trên mặt nước, đây
không phải khối tài sản nhỏ.
Thông báo kết luận của Chủ tịch thành phố là các doanh nghiệp phải báo
cáo tài chính trong tháng 2, trong đó phải xuất trình hóa đơn, thiết kế tàu
bè, hóa đơn, hoàn công, nhân công, lao động, thiệt hại chung nhưng mở đóng
ngoặc là phải kèm các chứng từ kế toán, giấy tờ là cứng nhắc.
“Trong quá trình hoạt động cả thập kỷ trên sông, giá trị đóng tàu ngày
xưa khác, bây giờ khác, kể cả phần khấu hao cũng hoàn toàn khác, chẳng nhẽ
trả người ta 0 đồng khi khấu hao hết à? Chẳng nhẽ tàu không có giá trị nữa?
Nên chăng nếu có chủ đầu tư hoặc thành phố đứng ra thu hồi mặt nước thì cần
có cách buổi đối thoại, giải quyết có tình có hợp lý cho các doanh nghiệp.
Giải quyết trên góc độ có tình, có lý cho doanh nghiệp đề bù đắp phần thiệt
hại cơ bản, tài sản, người lao động cho doanh nghiệp”.
Luật sư cũng cho rằng, "mệnh lệnh hành chính" nhưng không
phải mệnh lệnh nào cũng có thể thực hiện được ngay.
“Đưa tàu về bãi tập kết có thể đưa được nhưng bốc tàu thì bốc lên bờ
ai bốc, cả vài trăm triệu đồng đến tỷ đồng. Đây là mệnh lệnh rồi nhưng nên
xem xét thấu tình, xem xét lại giá trị thực tế, tài sản, hệ lụy của doanh
nghiệp”, luật sư Hướng nói.
Luật sư Đinh Anh Tuấn- đại diện Potomac chia sẻ: “Chúng tôi khi nghiên
cứu các văn bản này thì thấy rất ngạc nhiên. Bởi có rất nhiều nội dung trái
với quy định của pháp luật và dường như có sự vội vã nào đó, càng ngày càng
gấp gáp để ép các doanh nghiệp đang kinh doanh trên Hồ Tây, trong đó có các
doanh nghiệp đang kinh doanh vui chơi giải trí, phải ngừng hoạt động. Dù
trong chủ trương chung của thành phố đưa ra thì vẫn có hoạt động vui chơi
giải trí và vẫn cho rằng nếu đủ điều kiện thì vẫn được hoạt động”./.
Đỗ Hưng/VOV.VN
Phóng viên VOV mà cũng nhầm lẫn thế này hay là cố bảo về doanh nghiệp?
Không thể lấy giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của Bộ GTVT để kinh doanh
nhà hàng được. Ở đây như có sự "đánh tráo" khái niệm. Trên Hồ Tây
không hề có chuyện vận chuyển hành khách giao thông mà chỉ có nhà hàng nổi
"chu du" trên hồ kinh doanh và gây ô nhiễm. Cách đây vài năm TP HN
đã cấm nhưng không hiểu sao các nhà hàng nổi vẫn hoạt động. Nếu nay TP cứ cho du thuyền vận chuyển khách nhưng cấm kinh doanh ăn uống xem sao?
Thương
Giang
|
Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét