Doanh
nghiệp xăng dầu lãi “khủng“: Dân “oằn mình” chịu giá cao
Cập nhật lúc 08:50
Giá xăng dầu ổn
định là mong muốn của người tiêu dùng.Ảnh: HẢI NGUYỄN
Báo cáo
tài chính quý IV và cả năm 2016 vừa được “ông lớn” Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) công bố khiến dư luận được phen “nổi sóng”. Số là trong năm
2016, với 22 lần điều chỉnh giá xăng dầu trong nước với 13 lần tăng, 9 lần
giảm, tổng cộng giá vẫn tăng khoảng 1.500 đồng/lít (tương ứng tăng 10%),
trong khi giá xăng dầu thế giới trong năm qua liên tục giảm sâu.
Mức lợi
nhuận vừa được Petrolimex công bố (6.300 tỉ đồng lợi nhuận hợp nhất trước
thuế) có vẻ làm hài lòng các nhà đầu tư trước thời điểm Tập đoàn này công bố
chuẩn bị lên sàn HOSE vào tháng 3 năm nay. Thế nhưng dư luận đặt câu hỏi,
phải chăng Petrolimex đang được tạo lợi thế, trong khi hàng loạt các doanh
nghiệp và cả người dân đang “oằn mình” với giá xăng cao?
Lợi
nhuận định mức tạo lợi thế?
Theo
báo cáo của Petrolimex, tính chung cả năm 2016, tổng doanh thu thuần hợp nhất
gồm của các đơn vị thành viên Petrolimex trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh:
xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, vận tải xăng dầu, thiết kế, cơ khí, xây lắp, bảo
hiểm,…) đạt 123.097 tỉ đồng, chỉ bằng 83,8% so với mức thực hiện của năm
ngoái, do giá dầu thô thế giới đã giảm sâu (bình quân 12 tháng năm 2015 là
48,8 USD/thùng, trong khi bình quân năm 12 tháng năm 2016 là 43,32 USD/thùng
(giảm khoảng 12%).
Dù
doanh thu giảm, song lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrolimex đạt tới
6.300 tỉ đồng, bằng 158% kế hoạch và 148% so với cùng kỳ năm trước. Riêng lợi
nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh xăng dầu là 3.848 tỉ đồng, tương
đương 61,08% tổng lợi nhuận hợp nhất.
Lý giải về mức lãi được
cho là “khủng” với kết quả kinh doanh lãi lớn trong năm qua, ngày 21.2, ông
Trần Ngọc Năm, Phó TGĐ Petrolimex, người phát ngôn của tập đoàn này cho biết:
Nếu phân tích kỹ ra thì mức lợi nhuận của Petrolimex không có gì là bất
thường. Cụ thể trong năm 2016, sản lượng xăng dầu các loại xuất bán của
Petrolimex tăng 10,3% so với năm 2015 với 11.552.602m3/tấn. Và
nhân tổng sản lượng xăng dầu này với 300 đ/lít là mức lợi nhuận định mức được
quy định trong công thức tính giá xăng dầu hiện hành, thì đã là con số gần
3.500 tỉ đồng.
Trong
năm, Petrolimex cũng thay đổi công thức tính giá nhập khẩu xăng dầu, chọn
được thời điểm nhập khẩu và các nguồn hàng tốt, có giá cả hợp lý nên được giá
tốt. Ngoài ra, cũng trong năm này, theo ông Năm, do tỉ giá ổn định nên chi
phí tài chính giảm đáng kể do rủi ro tỉ giá thấp hơn năm 2015. Chi phí tài
chính của tập đoàn giảm 66% cả năm, chỉ ở mức 875 tỉ so với mức hơn 2.577 tỉ
của năm 2015. Năm 2015, Petrolimex hạch toán khoản lỗ tỉ giá lên tới hơn
1.075 tỉ đồng, trong khi năm 2016, con số này chỉ ở mức 276 tỉ.
Lợi
nhuận định mức được tính trong giá cơ sở với mặt hàng xăng dầu đang ấn định
300đ/lít đối với mỗi lít xăng, dầu bán ra. Đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu dù nhỏ đến lớn, đều được ấn định như nhau sẽ có
doanh nghiệp được lợi, có doanh nghiệp khó khăn hơn. “Hiện Petrolimex chiếm
44% thị phần trên thị trường xăng dầu, trong khi 26 doanh nghiệp đầu mối còn
lại chiếm khoảng 56% thị phần, lợi thế sẽ thuộc về doanh nghiệp nào có biện
pháp quản lý hiệu quả, năng suất lao động được cải thiện, sẽ không có một mặt
bằng chung cho các DN nên khó có thể so sánh bằng con số tuyệt đối” - ông Năm
nói.
Vẫn lo
ngại độc quyền khiến giá tăng
TS
Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế nhìn nhận việc công bố công khai các
chỉ số kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận hợp nhất, lợi nhuận kinh doanh
xăng dầu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hợp nhất…
Theo quy định về niêm yết
chứng khoán được Petrolimex công bố cho thấy, những tiến triển tích cực về
công khai, minh bạch, cũng như về hiệu quả lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh xăng dầu của tập đoàn này. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, trong năm
2016 vừa qua, giá bán lẻ cơ sở xăng dầu trong nước đã có lên, có xuống cả hai
chiều khá phù hợp xu hướng các động thái giá cả trên thị trường xăng dầu chung
thế giới và tuân thủ tinh thần cho phép bình quân giá thế giới 15 ngày tăng
thì giá cơ sở trong nước sẽ tăng và ngược lại của Nghị định số 83 về quản lý
giá xăng dầu.
Theo TS
Nguyễn Minh Phong, qua quan sát diễn biến thị trường và nội dung các báo cáo
tài chính nêu trên, một số băn khoăn của người dân cũng được đặt ra:
Thứ
nhất, nếu so sánh tỉ lệ thời điểm cao nhất và thấp nhất của giá dầu thô thế
giới trong năm 2016 chênh nhau tới gần gấp đôi (thấp nhất vào quý đầu năm
dưới 30 USD/thùng và cao nhất quý cuối năm trên 50 USD/thùng), thì tỉ lệ này
ở trong nước chưa bao giờ quá 20%; tức tốc độ tăng-giảm của giá xăng dầu
trong nước chưa theo kịp với biên độ giá thế giới, thường là tăng nhanh hơn
và giảm chậm hơn, đồng nghĩa với tạo thêm cơ hội thu lợi nhuận bổ sung cho
người kinh doanh xăng dầu.
Thứ
hai, tính chung bù trừ 13 lần tăng (tổng cộng gần 6.500 đồng/lít) và 9 lần
giảm (tổng cộng khoảng 5.000 đồng/lít) thì giá năm 2016 vẫn tăng 1.500 đ/lít
(khoảng 10%) so với cuối năm 2015, trong khi giá thế giới lại giảm hơn 11 %
(bình quân 12 tháng giá dầu năm 2016, chỉ bằng 88,7% giá dầu bình quân 12
tháng năm 2015).
Nói
cách khác, bất chấp giá dầu thế giới thấp hơn năm trước, rốt cuộc người tiêu
dùng vẫn cần chi thêm tiền mua xăng trong năm 2016 sau đợt điều chỉnh cuối
cùng của năm 2016, xăng RON 92 tăng 172 đồng/lít, trần mức giá bán lẻ 16.404
đồng/lít, giá xăng E5 tăng thêm 160 đồng/lít và trần bán lẻ 12.44 đồng/lít.
Còn giá các loại dầu tăng từ 130-169 đồng/lít;kg (giá dầu diesel là 11.023
đồng/lít, giá dầu hỏa là 11.023 đồng/lít và giá dầu mazut là 9.473 đồng/lít…).
Thứ ba,
đang có xu hướng ngược chiều nhau trong kết quả hoạt động của Tập đoàn, cụ
thể là: Giảm về doanh thu do giá thế giới giảm (năm 2016 bằng 83,8% so với
cùng kỳ 2015), trong khi tăng mạnh lợi nhuận (tổng lợi nhuận hợp nhất trước
thuế đạt 158% kế hoạch và bằng 148% so với cùng kỳ 2015), còn giữ nguyên
nghĩa vụ nộp NSNN (năm 2016 bằng 100,3% so với cùng kỳ năm 2015)…
Những
nghịch lý này cho thấy hoạt động kinh doanh xăng dầu ở nước ta đang hưởng cơ
chế đặc thù hấp dẫn, khi mà lợi nhuận chủ yếu (chiếm 61,08% tổng lợi nhuận
hợp nhất) là từ kinh doanh độc quyền xăng dầu và nghĩa vụ nộp NSNN không tăng
tương xứng với mức tăng lợi nhuận từ việc Nhà nước bảo đảm việc được độc
quyền này…
PGS- TS Ngô Trí Long- Nguyên Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính):
Thực tế, các tồn tại, bất
cập về giá xăng dầu mặc dù được liên Bộ Công Thương - Tài chính giám sát
nhưng không thể giải quyết rốt ráo. Bởi lẽ về bản chất giá xăng dầu vẫn không
được điều hành, kiểm soát dựa trên quan hệ cung - cầu, quy luật của thị
trường, trên cơ sở các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với nhau. Cơ chế
kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 83 thực tế khác so với cơ chế của Nghị
định 84 (giai đoạn 2008-2014) là giao về đầu mối là Bộ Công thương quản lý,
nhưng bộ này vừa là cơ quan chủ quản, vừa quản lý, vừa giám sát là vi phạm
nguyên tắc độc lập, khi vừa “đá bóng”, vừa “thổi còi”. K.H
(Theo Lao động) PHONG MINH - HỒNG QUÂN
Một bất cập mãi không được tháo gỡ, đó là
việc duy trì quỹ bình ổn giá trong điều kiện giá xăng dầu cả năm nay rất ít
biến động lớn. Đây thực ra là một loại "thuế bình ổn" với người dân
và quỹ "bình ổn lợi nhuận" của doanh nghiệp xăng dầu. Lợi ích lớn
quá nên chính sách khó thay đổi?
Thương
Giang
|
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét