Vỉa hè Hà Nội không còn dành cho người đi bộ?
Cập nhật lúc 09:03
Trong
khi TPHCM đang quyết liệt giành lại từng mét vuông vỉa hè thì tại Hà Nội, vỉa
hè vẫn bị chiếm dụng tràn lan. Từ năm 2014 đến 2016, Hà Nội thực hiện “Năm
trật tự và văn minh đô thị” nhưng “cuộc chiến” giành vỉa hè ở Thủ đô vẫn
không mang lại kết quả.
Thành phố Hà Nội quy định, quận không được cấp phép trông ô tô trên
vỉa hè nhưng vỉa hè phố Quang Trung (quận Hoàn Kiếm) thì ngược lại.
Vỉa hè thành
bãi đỗ xe
Hai tuyến phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt được thành phố Hà Nội cho
thực hiện mô hình đỗ xe chéo dưới lòng đường, tuy nhiên ở đây gần như “mạnh
ai, nấy trông”. Sáng 27/2, khi vừa từ phố Quang Trung rẽ sang Lý Thường Kiệt
để vào Viện KSND Tối cao, lập tức nhiều chủ ô tô, xe máy đã bị một số người
giới thiệu là nhân viên trông giữ xe chặn đầu, chỉ tay cho phép leo lên vỉa
hè. Sau khi vào Viện KSND Tối cao giải quyết việc xong, nhiều chủ phương tiện
đã bị người ở điểm trông xe này thu 50.000 đồng/ô tô mà không đưa vé và
10.000 đồng/xe máy (cao gấp 3 mức quy định). Tại các điểm trông xe khác trên
vỉa hè hai tuyến phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo những ngày qua, chúng tôi
đều ghi nhận tình trạng trông xe, thu tiền giá cao diễn ra tràn lan.
Hầu hết các điểm trông xe trên vỉa hè các tuyến phố trên đều tập trung
trước trụ sở các cơ quan nhà nước. Cụ thể, như vỉa hè trước Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia (số 22 - 24 Lý Thường Kiệt); Viện KSND Tối cao
(số 44 Lý Thường Kiệt); Trung tâm Điều khiển Đèn tín hiệu giao thông Hà Nội
(54 Trần Hưng Đạo); Bộ Tài chính (28 Trần Hưng Đạo)…
Tại nhiều tuyến phố trung tâm khác của Hà Nội như Nguyễn Thái Học,
Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai, Xã Đàn, Hai Bà Trưng, Quang Trung, Trần Bình Trọng,
Bà Triệu… vỉa hè cũng bị nhiều chủ điểm trông xe “phong tỏa” cả ngày lẫn đêm.
Với tuyến phố Trần Bình Trọng, nhân viên điểm trông xe ở đây đã nhận và cho
đỗ kín toàn bộ vỉa hè. Trên các tuyến phố cổ, vỉa hè cũng đang bị các cửa
hàng buôn bán dọc hai bên đường chiếm dụng. Nhất là trên các tuyến phố xung
quanh chợ Đồng Xuân, Hàng Giấy, Lương Văn Can, Hàng Bồ - Hàng Bạc, Đinh Tiên
Hoàng… riêng các tuyến phố xung quanh chợ Đồng Xuân, hằng ngày vẫn có cảnh
sát và trật tự phường tuần tra, tuy nhiên vỉa hè bị lấn chiếm vẫn không ai xử
lý.
Xóa nhiều điểm
lấn chiếm trong quý I/2017
Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội (Quyết định số 58/2016), việc
quản lý vỉa hè hiện nay được giao cho các quận, huyện. Việc trông giữ xe tại
vỉa hè các tuyến phố có đủ điều kiện (mặt cắt trên 3 mét), chính quyền quận
huyện chỉ được cấp phép cho trông giữ xe máy. Tuy nhiên, hiện nay ngoài các
điểm trông xe máy, trên vỉa hè một số tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
còn cấp phép cho trông giữ cả ô tô. Cụ thể, hiện vỉa hè tuyến phố Quang Trung
đoạn từ phố Lý Thường Kiệt đến Tràng Thi đang được quận Hoàn Kiếm cấp phép
cho trông ô tô. Đây là nguyên nhân dẫn đến phố Quang Trung có vỉa hè rộng
(trên 5 mét) nhưng người dân ở đây vẫn mất không gian đi bộ.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho rằng, theo Quyết định 58, việc quản lý, tổ
chức đảm bảo trật tự đô thị trên vỉa hè là trách nhiệm của chính quyền quận
huyện.
Trao đổi với PV Tiền
Phong, ông Đào Quang Tâm, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị, UBND quận Hoàn
Kiếm cho biết, trừ vỉa hè tuyến phố Quang Trung được cấp phép trông giữ ô tô,
các điểm khác tại các tuyến phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà
Trưng…đều tự phát.
Chiều 27/2, PV Tiền
Phong đã liên lạc với lãnh đạo 4 quận nội thành để trao đổi thông
tin về thực trạng vỉa hè bị lấn chiếm và phương án xử lý. Tuy nhiên, hầu hết
lãnh đạo các quận đều né tránh hoặc không muốn đề cập. Phó Chủ tịch UBND quận
Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, quận Hoàn Kiếm có 44 điểm vỉa hè bị
lấn chiếm. Từ con số này quận đã đưa ra kế hoạch giải tỏa cụ thể và đặt mục
tiêu từ nay đến 31/3 (quý I) phải xóa xong các điểm lấn chiếm này.
Quận Hoàn
Kiếm lấy lại vỉa hè cho người đi bộ
Chiều
27/2, dọc các tuyến phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Chả Cá, Lương Văn Can,
Hàng Cân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)…đoàn công tác của công an quận Hoàn Kiếm và
các phường trên địa bàn đã đồng loạt ra quân xử lý các hành vi vi phạm trật
tự đô thị, lấn chiếm vỉa hè. Trực tiếp có mặt và chỉ đạo lực lượng chức năng
xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè tại tuyến phố Chả Cá, Lương Văn Can, Hàng
Cân, Thượng tá Bùi Văn Đang, Phó Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, việc
giành lại vỉa hè cho người đi bộ là việc làm thường xuyên của lực lượng công
an. Theo ghi nhận của phóng viên, hàng chục hộ kinh doanh ngoài mặt đường lấn
chiếm vỉa hè bị lập biên bản xử lý, hàng chục phương tiện bị tạm giữ chờ xử
phạt.
Trường
Phong
(Theo Tiền phong) Anh Trọng
|
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét