Nghị
định về độc quyền thương mại Nhà nước: Có trái với hiến pháp?
Cập nhật lúc
08:33
Việc
Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ xem xét dự thảo Nghị định về độc quyền
thương mại nhà nước, trong đó đề xuất 20 lĩnh vực kinh doanh thương mại mà
chỉ nhà nước được phép làm, tư nhân không được làm, đã dấy lên nhiều quan
ngại trong cộng đồng kinh doanh và giới chuyên gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với tư cách là cơ quan có thẩm quyền thực
thi chức năng "Tòa Hiến pháp", cần giám sát và theo dõi chặt chẽ về
thẩm quyền ban hành văn bản. ẢNH MINH
HỌA
Chưa
bàn đến nội dung cụ thể của các lĩnh vực đề xuất, trên khía cạnh hợp pháp về
thủ tục, một văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức nghị định có nội dung
hạn chế quyền kinh doanh của người dân có thể trái với tinh thần của Hiến
pháp.
Độc
quyền thương mại nhà nước có nghĩa là chỉ Nhà nước, thông qua một tổ chức
hoặc doanh nghiệp nhà nước để kinh doanh, chứ người dân không được được kinh
doanh trong lĩnh vực đã được quy định là độc quyền. Độc quyền nhà nước, xét
về bản chất là cấm kinh doanh. Trên góc độ pháp lý, đó là sự hạn chế quyền
của người dân trong lĩnh vực thương mại.
Tuy
nhiên, Điều 33 Hiến pháp 2013 tuyên bố rằng người dân có quyền tự do kinh
doanh trong những lĩnh vực không bị cấm. Điều 14 Hiến pháp nói rằng quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Do đó, muốn độc quyền
thương mại - đồng nghĩa với việc hạn chế quyền kinh doanh của người dân - về
mặt thủ tục, các lĩnh vực độc quyền phải được quy định trong một văn bản luật
do Quốc hội ban hành. Điều đó có nghĩa là, cho dù nội dung độc quyền là gì đi
nữa, nếu muốn ban hành một danh mục độc quyền, danh mục đó cần được Quốc hội
thảo luận và thông qua bằng một văn bản luật. Thẩm quyền ban hành danh mục
thuộc về Quốc hội, chứ không phải là Chính phủ.
Quy
định quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi luật là một bước tiến quan
trọng của Hiến pháp 2013. Điều này khẳng định quan điểm tôn trọng và bảo vệ
quyền vệ quyền công dân của Nhà nước Việt Nam thông qua việc đặt ra những
tiêu chuẩn về thủ tục khắt khe hơn để cơ quan nhà nước, khi muốn hạn chế
quyền công dân cần đi qua những trình tự pháp lý chặt chẽ nhất có thể. Đó
chính là xây dựng luật - chứ không phải là một văn bản quy phạm ở cấp dưới
luật, vốn có yêu cầu về thủ tục đơn giản hơn.
Do
đó, đối với vấn đề độc quyền thương mại nhà nước, chưa bàn đến nội dung độc
quyền là gì, trước nhất cần phải xem xét lại về thẩm quyền ban hành văn bản.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với tư cách là cơ quan có thẩm quyền thực thi chức
năng "Tòa Hiến pháp", cần giám sát và theo dõi chặt chẽ công việc
này. Bởi quyền tự do kinh doanh là quyền hết sức quan trọng - đóng vai trò to
lớn nhất trong việc khuyến khích người dân làm ăn, kinh doanh và tạo ra phát
triển kinh tế. Độc quyền Nhà nước, dù là cần thiết, vẫn cần phải đi qua một
quá trình thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi và trình tự pháp lý chặt chẽ, nhằm
giảm thiểu mọi nguy cơ xâm phạm đến quyền quan trọng này.
(Theo Thanh niên) Nguyễn Quang
Đồng
|
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét