Mùa lễ hội
bắt đầu: Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc
Cập
nhật lúc 14:26
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Sau Tết
Nguyên đán là bắt đầu mùa lễ hội tháng Giêng. Điều này đồng nghĩa với hai
ngành văn hóa và công an phải tích cực vào cuộc để những lễ hội truyền thống
năm 2017 thực sự mang tính nhân văn vốn có lúc ban đầu và văn minh.
Thống kê chưa
đầy đủ, ghi nhận hàng năm cả nước có trên 8.000 lễ hội với bao nhiêu tập tục
vừa phát huy truyền thống bản sắc đậm đà dân tộc vừa tồn tại một số hủ tục
cần phải vận động nhân dân xóa bỏ.
Thực tế
ghi nhận trong nhiều năm qua, nhiều lễ hội phải đối diện với những tập tục
lỗi thời, không phù hợp với trào lưu văn minh nhân loại và đạo đức, gây tranh
cãi cũng như bức xúc trong xã hội.
Trước
hết là các tập tục đốt vàng mã gây ô nhiễm cũng như nguy cơ cháy nổ; tập tục
phóng sinh bị thương mại hóa, mất ý nghĩa nhân văn; tập tục rải tiền làm tha
hóa nhân cách; tập tục bói toán vô bổ, thần thánh hóa, đưa con người tin
tưởng mù quáng vào thế lực siêu nhiên, vốn dĩ chỉ tồn tại ở xã hội chưa văn
minh, tiến bộ về khoa học.
Thứ hai
là những biến tướng, những cảnh xô bồ chen chúc, tranh nhau, càn lên nhau
thậm chí đánh nhau u đầu sứt trán để tranh nhau dâng lễ vật, tranh ấn, cướp
lộc, cướp phết, cướp tiền rãi... hay “chặt chém” khách hành hương dưới nhiều
hình thức, nhiều thủ đoạn tạo nên một khung cảnh bát nháo mất văn hóa trong
lễ hội; làm mất đi ý nghĩa đời sống tâm linh đích thực của dân tộc; làm xấu
đi cái nhìn của người nước ngoài đối với truyền thống văn hóa của dân tộc.
Không
thể tồn tại trong mùa lễ hội năm nay những điều chưa tốt khi mà mọi người
Việt ta đến với lễ hội bằng một niềm tin rất đáng trân trọng: Tưởng nhớ về
quá khứ tốt đẹp để hướng về một tương lai xán lạn; cầu bình bình an,
hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội; cầu cho mưa thuận gió hòa để mọi
người được an cư lạc nghiệp; cầu cho đất nước phồn vinh, văn minh, tiến bộ…
Điều mà
người viết thực sự quan tâm là những lễ hội còn tồn tại những tập tục gây
nhiều tranh cãi, bị nhiều người lên án từ nhiều năm nay: Tập tục “Chém lợn
trước sân đình tế Thánh” làng Ném Thượng, xã Khắc Kiệm, huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh hay tục “Đâm trâu” ở Tây Nguyên.
Để từng
bước bỏ đi những tập tục trên, từ nhiều năm nay, ngành văn hóa đã phối hợp
với địa phương cố gắng làm thay đổi từ cách nghĩ tới cách làm của dân làng:
Tư duy một chiều - giữ gìn một truyền thống lâu đời đã có bao đời trước,
những người sau bắt buộc phải giữ lấy như một luật cha truyền con nối mà
chẳng cần những ý kiến phản biện của ai, cơ quan nào vì bất cứ lý do gì. Đây
là một thứ tư duy cực đoan, bảo thủ, phiến diện: Chuyện của làng thì làng tự
giải quyết, không cứ gì người khác phải chen vào(?).
Thường
thì chúng ta thấy tư duy này dễ tồn tại ở những người có tuổi - sống lâu lên
lão làng (có khuynh hướng sống chăm chăm vào sự trải nghiệm cá nhân), nhất là
những người nắm giữ quyền lực (cho dù cái quyền lực đó chỉ bó gọn ở thôn,
làng) hay những người có chút ít tiền, của ("nhà giàu đựng lúa bằng ve,
chuột ăn không đủ cũng khoe nhà giàu") hoặc những người ở những vùng,
miền sâu, xa, chưa tiếp cận với văn minh hiện đại. Nhận định như vậy nên tôi
cho rằng, cho dù năm 2017 hay vài năm tới tục “khai đao chém lợn tế Thánh”
hay “đâm trâu” có thể tạm thời còn tồn tại theo định hướng mới mà ngành văn
hóa đã cố gắng vận động trong năm 2016. Nếu các cơ quan chức năng tích cực
vào cuộc và kiên trì vận động thì các tập tục này nhất định sẽ không tồn tại
trong tương lai.
Từ khi
có khuyến cáo của Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) cho rằng hành vi
chém lợn công khai là man rợ(?), các giới chức từ bộ, tỉnh cho đến chính
quyền cơ sở có nhiều cố gắng đưa tục chém lợn công khai sang một chiều hướng
khác nhẹ nhàng hơn, kín đáo hơn để vừa không can thiệp quá sâu vào lễ hội vừa
phần nào đáp ứng khuyến cáo của tổ chức nêu trên. Những lý do mà chính quyền
đưa ra tuy vẫn chưa thuyết phục được người dân làng Ném Thượng lúc đầu nhưng
cuối cùng năm 2016, tục “chém lợn tế Thánh” vẫn diễn ra nhưng tiến bộ hơn là
không theo “nguyên bản” như những năm trước.
Tôi
không phản bác bất cứ một lễ hội nào ở bất cứ vùng, miền nào nếu nó phù hợp
với luật pháp và đạo đức truyền thống của dân tộc. Nhưng tập tục “chém lợn”
công khai trước sân đình hay “đâm trâu” tế thần linh, trước sự chứng kiến của
công chúng (trong đó có cả trẻ em), tôi nghĩ thông qua chính quyền địa
phương, cơ quan cấp bộ (như Bộ VH-TT&DL) kiên trì định hướng cho người
dân có cách nghĩ và cách làm phù hợp vừa mang tính bảo tồn vừa mang tính nhân
văn của một lể hội truyền thống là điều rất cần thiết và nhất định phải làm
được, cho dù còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, tốn nhiều công sức như phải
có sự phối hợp nhuần nhuyễn, vận động thường xuyên, kiên trì lâu dài giữa cơ
quan cấp bộ và chính quyền địa phương và quan trọng nhất là chính quyền cấp
cơ sở.
Phải đối thoại
làm sao cho dân làng thấu tình đạt lý tập tục của họ. Cái lý là vì một đất
nước văn minh, tiến bộ, giàu đẹp; cái tình là tập tục không bị mất đi mà còn
được chính quyền các cấp khuyến khích, hỗ trợ theo một định hướng nhân văn.
(Theo
Lao động)
|
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét