Bộ GTVT hỗ trợ kinh doanh độc quyền?
Cập nhật lúc 11:45
Một công ty liên doanh vận chuyển vừa được
chỉ định kinh doanh xe buýt 2 tầng và xe đưa đón khách chất lượng cao tại sân
bay ở 7 thành phố lớn trong 5 năm. Một doanh nghiệp vận tải khác cũng vừa
được cơ quan chủ quản cho thí điểm kinh doanh taxi, xe ôm thông qua phần mềm
trên mạng. Các chuyên gia cho rằng, đây là điều bất thường, triệt tiêu cạnh
tranh…
Các
loại xe du lịch 2 tầng phổ biến tại Băng Cốc (Thái Lan). Ảnh: Bảo An
Bộ GTVT vừa có văn bản
gửi các bộ ngành liên quan và 7 tỉnh/thành phố phát triển mạnh về du lịch
(gồm Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang và
TPHCM) nhằm thực hiện Dự án Cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng ô
tô.
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị các bên phối hợp với Cty Hải Vân thực hiện
thí điểm dự án trong 5 năm, tại 7 tỉnh thành trên. Dự án gồm hai hạng mục:
Cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ôtô chuyên dụng 2 tầng, thoáng
nóc và dịch vụ vận chuyển khách kết nối từ trung tâm đô thị đến cảng hàng
không. Theo cơ quan này, dự án xuất phát từ đề nghị của Cty Hải Vân gửi Bộ
GTVT từ tháng 5/2016. Sau đó, Bộ GTVT lấy ý kiến các bộ ngành và trình Thủ
tướng xem xét quyết định. Văn phòng Chính phủ tiếp tục lấy ý kiến của các bộ
ngành và địa phương.
Ngày 6/12/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có văn bản đồng ý về
nguyên tắc triển khai hai dịch vụ này tại 7 tỉnh thành nêu trên, thời gian
thí điểm 5 năm. Bộ GTVT được giao chủ trì phối hợp với các bộ ngành và 7 địa
phương hướng dẫn doanh nghiệp (DN) thực hiện thí điểm “đúng theo quy định của
pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông”; sau 6 tháng triển khai, rút kinh
nghiệm cho thí điểm tiếp theo.
Công văn của Bộ GTVT có nhiều nội dung đảm bảo cho việc thực hiện dự
án của Cty Hải Vân. Trong đó, Bộ GTVT đề nghị các bên liên quan “phối hợp
chặt chẽ với Bộ GTVT trong việc tổ chức và quản lý thí điểm loại hình kinh
doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô của Cty liên doanh vận
chuyển quốc tế Hải Vân, đảm bảo thực hiện đúng và hiệu quả việc thực hiện thí
điểm; đồng thời không phát sinh tăng các đơn vị khi chưa được Thủ tướng cho
phép” – công văn Bộ GTVT nêu.
Theo tìm hiểu của Tiền
Phong, nếu như nội dung này được thực hiện, các DN khác dù muốn vẫn rất
khó có cơ hội tham gia dịch vụ này, mặc dù nhiều đơn vị cũng đã xúc tiến loại
hình tương tự.
Trao đổi với PV Tiền
Phong về dự án này, PGS.TS Từ Sỹ Sùa (Khoa Kinh tế - Vận tải, Đại
học GTVT) cho hay, ông hoàn toàn đồng tình với việc phát triển các dịch vụ
vận tải du lịch chất lượng cao, đặc biệt là xe buýt 2 tầng thoáng nóc. “Dịch
vụ này được các nước trên thế giới sử dụng rất hiệu quả, thu hút khách du
lịch, việc phát triển là rất cần” - PGS.TS Sùa nói.
Tuy nhiên, điều ông Sùa và nhiều chuyên gia khác phân vân là vì sao
lại giao cho một DN độc quyền thí điểm trên diện rộng và trong thời gian dài.
“Một chương trình dự án có nhiều mục tiêu, trong đó, mục tiêu tạo ra môi
trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho DN là rất cần thiết. Một số trường
hợp có thể chỉ định thầu nếu cần thiết. Nhưng câu hỏi đặt ra là trường hợp
này có cần thiết làm như vậy không? Rõ ràng, việc để một DN tham gia như vậy
là không hay, hạn chế sự cạnh tranh của các DN khác” - ông Sùa bình luận.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh chia sẻ, khi
biết đến dự án này, ông thấy có dấu hiệu “bất thường” khi các đơn vị xây dựng
chỉ cho phép một DN thí điểm trên diện rộng, thời gian dài. Ông Thanh cũng đã
làm việc với đại diện Bộ GTVT về điều này.
“Rõ ràng việc này là bất
thường. Chúng tôi sẽ chờ đợi, nếu có DN nào là hội viên của chúng tôi ngỏ ý
muốn đầu tư dịch vụ này, chúng tôi sẽ thay mặt họ kiến nghị lên Bộ GTVT và
Chính phủ” - ông Thanh khẳng định.
(Theo Tiền phong) Nhóm PV
|
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét