Vốn ODA và vay ưu đãi ký kết tăng nhanh, giải ngân giảm tốc
Cập
nhật lúc 14:20
Trong khi các nguồn vốn
cam kết tăng mạnh thì giá trị giải ngân thực tế lại có xu hướng giảm...
Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong 9
tháng đầu năm nay đạt khoảng trên 4,9 tỷ USD, cap gấp 1,8 lần so với cùng kỳ
năm ngoái.
Chiều 18/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và
vốn vay ưu đãi đã nhóm họp với mục tiêu đẩy mạnh việc giải ngân hai nguồn vốn
quan trọng này.
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong 9 tháng đầu năm nay đạt khoảng trên 4,9 tỷ USD, cao gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự đột biến này là do có một số khoản ODA của Nhật Bản dự kiến ký kết trong tài khóa 2015 của Nhật Bản chậm so với dự kiến và lùi sang tài khóa 2016. Vốn ký kết tăng mạnh, tuy nhiên, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân 9 tháng đầu năm nay chỉ đạt 2.685/5.100 triệu USD, bằng 52,6% kế hoạch giải ngân năm 2016 và bằng 81,4% mức giải ngân của cùng kỳ năm trước. Trong đó, giải ngân của 6 ngân hàng phát triển trong 9 tháng qua ước đạt 1,259 tỷ USD đối với JICA, 691 triệu USD với WB, 639 triệu USD với ADB, 75 triệu USD với KEXIM, 18 triệu USD với AfD và 78,54 triệu USD với KfW. “Nhìn chung, mức giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong 9 tháng đầu năm không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương. Nhiều dự án có mức giải ngân thấp, thậm chí chưa giải ngân kế hoạch giao năm 2016”, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương đánh giá và cho rằng, mức giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi năm 2016 sẽ khó đạt được mức 4,65 tỷ USD của năm 2015. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung tối đa giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch đã đặt ra cho năm 2016. Trong giai đoạn 2017 - 2020, Việt Nam đã vận động được trên 22 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA trong 9 tháng năm 2016 còn thấp. Phó thủ tướng lưu ý kinh nghiệm của một số nước như Ấn Độ trong việc chuẩn bị tính sẵn sàng của dự án, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng, để khi hiệp định được ký kết, có thể bắt tay vào thực hiện ngay. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao phối hợp với Bộ Tài chính và các nhà tài trợ xây dựng và đưa vào vận hành trong năm 2016 cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan của Việt Nam và các nhà tài trợ trong xây dựng kế hoạch, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch; trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh bố sung kế hoạch sát với thực tiễn thực hiện các dự án. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình Chính phủ phương án tái cấu trúc nợ công để vừa bảo đảm an toàn nợ công đồng thời đáp ứng tốt chủ trương huy động tối đa nguồn vốn vốn ODA và vốn ưu đãi. “Năm 2016, hoàn thiện dự thảo Nghị định cho chính quyền địa phương vay lại vốn ODA và vốn ưu đãi theo nguyên tắc việc sử dụng vốn vốn ODA và vốn ưu đãi phù hợp với định hướng và lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam”, Phó thủ tướng yêu cầu. Ngoài ra, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ngay trong năm 2016 phải ban hành hướng dẫn về quy trình giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn ưu đãi. Bộ Xây dựng sớm hoàn tất sửa đổi Nghị định 59 năm 2015 về quản lý đầu tư xây dựng theo hướng đơn giải hóa quy trình, thủ tục, tăng cường phân cấp trong công tác phê duyệt dự toán và thiết kế chi tiết các dự án đầu tư xây dựng.
(Theo VnEconomy) BẢO QUYÊN
|
Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét