Nhập hơn 10.000 tấn sắt thép phế liệu/ngày: Nấu sắt vụn
Cập nhật lúc 14:39
(Doanh nghiệp) - 16,6
triệu tấn sắt thép các loại nhập về trong 9 tháng thì có tới 2,7 triệu tấn
sắt thép phế liệu.
Ước tính bình quân, mỗi tháng nhập hơn 300.000 tấn sắt thép phế liệu,
đạt hơn 67 triệu USD (1.474 tỷ đồng).
Số liệu từ Tổng Cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, sắt thép là mặt
hàng có tốc độ nhập khẩu tăng khá nhanh. Số lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu
cũng tăng theo tỉ lệ thuận.
Trong đó, sắt thép phế liệu của Nhật Bản cung ứng nhiều nhất cho Việt
Nam với 1,6 triệu tấn (chiếm gần 60% về lượng).
Theo khảo sát, nhập khẩu sắt thép phế liệu ngày càng chiếm khối lượng
lớn nguyên liệu đầu vào của một số nhà máy thép trong nước vì lý do chi phí
rẻ hơn nếu nhà máy tự mua phôi để luyện thép.
Đây là thực tế song lại được xem là nghịch lý trong bối cảnh Việt Nam
có rất nhiều nhà máy thép được đầu tư vốn lớn, công nghệ hiện đại.
Thực tế này được chỉ ra sau khi Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
(TISCO) gửi đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường
và Cục Hải quan Hải Phòng đề nghị tháo gỡ khó khăn và giảm thiểu thiệt hại
cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu hơn 10.000 tấn sắt thép phế liệu trong
tháng 7/2016 làm nguyên liệu sản xuất.
Đáng nói, doanh nghiệp này đã được đầu tư bằng vốn từ nhà nước và sau
nhiều lần điều chỉnh thì tổng số vốn đã lên tới hơn 9.030 tỷ đồng.
Khi đó, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (tiền thân là Công ty
Gang thép Thái Nguyên) được xây dựng với mô hình là khu công nghiệp đầu tiên
tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt
đến luyện gang, luyện thép và cán thép, và sử dụng nguồn nguyên liệu trong
nước.
Tuy nhiên, họ đang làm ngược lại. Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Bùi
Quang Bình, Chủ nhiệm khoa kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng cho rằng, mục
tiêu phát triển dự án là để sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhưng doanh
nghiệp này không sử dụng nguồn nguyên liệu quặng sắt thô trong nước mà lại
nhập thép phế liệu về để luyện kim.
“Đầu tư gần 10 tỷ và bây giờ nhà máy hoạt động kém hiệu quả thì lỗi ở
khâu lập dự án. Nguyên tắc khi xây dựng một dự án thì trước hết là phải xác
định công nghệ ở đâu, nhập từ nước nào, doanh nghiệp sản xuất cái gì, hướng
đến thị trường nào? Và nguồn nguyên liệu có khai thác thị trường trong nước
không?
Tôi cho rằng nhà máy gang thép Thái Nguyên có thể tính toán từ trước
để tận dụng các mỏ quặng ở trong nước. Như thế sẽ thuận tiện hơn. Cái đó họ
phải tính kết hợp đầu vào, đầu ra và công nghệ như thế nào để khai thác triệt
để. Khi tư vấn không để ý dẫn đến bị phụ thuộc vào một nguồn nguyên liệu nhập
khẩu. Rõ ràng chúng ta lỗi ngay ở khâu lập dự án ban đầu”, PGS.TS Bình phân
tích.
Cũng không chấp nhận nghịch lý trên, PGS.TS Đặng Đình Đào nhấn mạnh,
một doanh nghiệp được đầu tư hàng nghìn tỷ USD như TISCO lại đang phải nhập
thép phế liệu từ nước ngoài về trong nước để sản xuất, luyện kim là một
nghịch lý.
"Đã đến lúc chúng ta cần phải xem lại vấn đề này”, vị chuyên gia
nhấn mạnh.
(Theo
Đất Việt) An An
|
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét