Vì sao tiền điện cao bất
thường?
Cập nhật lúc 15:09
Hàng
loạt hộ tiêu dùng điện ở các đô thị lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… la
hoảng với các hóa đơn tiền điện cao bất thường.
Bà Nguyễn Thị Thanh Trang (phường Hiệp Bình
Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM) sửng sốt khi chỉ số điện năng tiêu thụ của mỗi
tháng 5 và tháng 6-2015 cao hơn 4,5 lần so với tháng trước. Cụ thể, trong
tháng 4-2015 gia đình bà chỉ trả hơn 176.000 đồng nhưng liên tiếp hai tháng
sau số tiền điện trên 810.000 đồng/tháng. Tuy vậy, đây chưa phải là “khủng”
vì TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế nói: “Tôi đã cầm trên tay một hóa đơn
tiền điện tăng gấp tám lần so với bình quân các tháng trước đó. Có gia đình
đi vắng hai tháng nhưng hóa đơn tiền điện vẫn tăng gấp đôi”.
Sốc với tiền điện tăng
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc
Công ty Điện lực Thủ Đức, từ ngày 16-3 giá điện áp theo mức giá mới. Ngoài
ra, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-2015 do trời nắng nóng nên nhu cầu
sử dụng điện tăng. “Khi thời tiết nắng nóng, việc sử dụng máy điều hòa sẽ tốn
điện hơn lúc mát mẻ. Đây là những nguyên nhân chính yếu làm chỉ số điện tiêu
thụ gia tăng, dẫn đến tiền điện nhiều khách hàng phải trả tăng theo. Tuy
nhiên, với các trường hợp cụ thể (như bà Trang - NV), chúng tôi sẽ kiểm tra
lại. Trường hợp khách hàng có nghi ngờ về tính chính xác của đồng hồ điện thì
chúng tôi sẽ kiểm tra, trả lời ngay. Nếu vẫn không đồng tình, khách hàng được
quyền đưa đồng hồ điện đi kiểm định ở một đơn vị độc lập” - ông Phong khẳng
định.
Khách trả tiền điện theo bậc
thang lũy tiến.
Liên quan đến việc tăng giá điện, Tổng Công
ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) cũng đưa ra bản so sánh giữa đơn giá điện sinh
hoạt cũ (áp dụng từ ngày 1-6-2014) và mới (áp dụng từ ngày 16-3-2015) cho
thấy giá điện mới chỉ tăng 96-188 đồng/kWh, tùy sản lượng điện tiêu thụ. Như
vậy, giá điện mới tăng không quá 8% so với giá cũ.
Tuy vậy, giám đốc một điện lực khu vực trực
thuộc EVN HCMC cho biết chính vì thông tin giá điện tăng không quá giá điện
mới tăng bình quân 7,5% đã làm nhiều người phản ứng. “Họ đặt vấn đề vì sao
giá điện bình quân chỉ tăng 7,5% nhưng thực tế tiền điện chi trả lại tăng gấp
nhiều lần.Tuy nhiên, đây chỉ là mức tăng bình quân, còn thực tế khách hàng sử
dụng điện sinh hoạt phải trả tiền theo bậc thang lũy tiến. Cho nên khi xài
điện nhiều gấp đôi thì tiền điện phải trả có thể gấp 2,5-3 lần so với trước”
- vị này nói.
Cần tính lại biểu giá điện sinh hoạt
Theo Thanh tra Sở Công Thương TP.HCM (đơn
vị chuyên giải quyết khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực điện - NV), vừa qua có
một số người dân phàn nàn giá điện tăng cao bất thường song đơn vị chưa nhận
được đơn yêu cầu giải quyết cụ thể nào. Tuy vậy, người dân sử dụng điện sinh
hoạt ở nhiều quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Phú… (TP.HCM) đã có
phản ánh về giá điện. Tình trạng này cũng diễn ra nhiều nơi ở khu vực miền
Tây, do Tổng Công ty Điện lực miền
Cụ thể, theo biểu giá điện mới, một hộ dân
xài 200 kWh/tháng thì chỉ trả gần 362.395 đồng (đã có VAT). Nhưng nếu xài đến
300 kWh/tháng (tăng 50% lượng điện) thì số tiền phải trả hơn 609.000 đồng
(tăng gần 1,7 lần). Tương tự, nếu lượng điện tăng gấp đôi (từ 200 kWh lên 400
kWh/tháng) thì số tiền phải trả tăng hơn 2,4 lần (với số tiền hơn 1.453.000
đồng)… TS Long cho rằng giá điện sinh hoạt vốn cao (cao nhất đến 2.587
đồng/kWh), trong khi giá điện bình quân chỉ 1.600 đồng/kWh. Ngoài ra, cách
tính giá điện theo biểu lũy tiến hiện nay có lợi cho ngành điện. Theo cách
tính này, người sử dụng điện sinh hoạt càng nhiều phải trả tiền càng cao.
Điều này ngược với nguyên lý thị trường là càng sử dụng nhiều một loại hàng
hóa, dịch vụ nào đấy thì giá càng rẻ. “Do vậy, Bộ Công Thương và EVN nên tính
toán lại biểu giá điện. Theo đó, mức tiêu dùng sinh hoạt chủ yếu hiện nay
100-300 kWh nên cần tính toán lại biểu lũy tiến ở trong khung này cho phù
hợp” - TS Long đề nghị.
(Theo Pháp luật TP HCM) GIA NGHĨA - TRÀ PHƯƠNG
|
Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét