Trung Quốc tổ chức duyệt binh mừng
chiến thắng vì được nước khác giúp giải phóng khỏi phát xít Nhật
Cập nhật lúc 07:47
(Quan
hệ quốc tế) - Cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh không có ý nghĩa lịch
sử với thế giới mà nó chỉ có ý nghĩa chính trị với Trung Quốc.
Trung Quốc muốn
giống Nga, Trung Quốc rất giỏi làm nhái, rất giỏi “copy and paste” vũ khí Nga
nhưng đáng tiếc, giá trị của thành phẩm luôn không bao giờ đạt tới hạn bản
quyền. Vì thế mong muốn “duyệt binh mừng chiến thắng phát xít Nhật” giống như
“Duyệt binh mừng ngày chiến thắng phát xít” của Nga là không thể vì vai trò,
ý nghĩa, đẳng cấp khác nhau. Trung Quốc không phải là Nga.
Mua danh ba
vạn …
Lần đầu tiên
Liên Xô duyệt binh mừng chiến thắng Phát xít sau khi cắm lá cờ chiến thắng
trên nóc nhà quốc hội Đức vào ngày 9/5/1945 tại Quảng trường Đỏ, Maxcova, nơi
mà năm 1941, Hitler cũng có ý định sẽ duyệt binh tại đó khi quân Đức đã cách
Điện Kremly một tầm ống nhòm.
Hàng năm vào
các năm chẵn, Nga đều tổ chức duyệt binh để mừng chiến thắng, chiến thắng
chung của hòa bình thế giới, của đồng minh chống phát xít. Ngày 9/5 được cả
thế giới coi như là ngày chiến thắng và không có gì ngạc nhiên khi các quốc
gia phương Tây, Mỹ…đều tập trung về Matxcova để dự hội.
Năm 2015, lễ
duyệt binh mừng chiến thắng 70 năm lần này tại Nga có sự cố khi các nước
phương Tây, Mỹ…tẩy chay vì Nga với liên quan trong cuộc khủng hoảng Ukraine…,
tuy thế, những thông điệp mà Nga muốn cuộc duyệt binh chuyển tải là thành
công khi Nga đã chứng tỏ cho thế giới biết vị thế nước Nga sau chiến tranh
lạnh.
Với tinh thần ý
nghĩa đó, Trung Quốc cũng tiến hành duyệt binh mừng chiến thắng phát xít Nhật
vào ngày 3/9 sắp tới. Tuy nhiên, đằng sau cuộc duyệt binh của Trung Quốc có
rất nhiều vấn đề khiến nhiều quốc gia có những cách nhìn nhận khác nhau.
Trước hết về ý
nghĩa lịch sử. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức duyệt binh lớn với
nhiều lời mời đến các quốc gia trên thế giới sau khi Trung Quốc đã trỗi dậy
thành một cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới và sự hấp dẫn từ Trung Quốc
là đáng kể, không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, dù
có số người thiệt mạng lớn thứ 2 sau Liên Xô, nhưng đánh bại Nhật phát xít
không phải là Trung Quốc. Chính Hồng quân Liên Xô sau khi đánh bại phát xít
Đức đã tuyên chiến với phát xít Nhật và đánh tan 1 triệu quân Quan đông Nhật
Bản mới buộc Nhật Hoàng đầu hàng trước khi Mỹ bồi thêm 2 quả bom nguyên tử.
Phần Đông-Bắc Trung Quốc chỉ là được Liên Xô giải phóng khỏi ách chiếm đóng
của phát xít Nhật mà thôi.
Trung Quốc tổ
chức duyệt binh hoành tráng mừng 70 năm chiến thắng phát xít Nhật với ý định
tất cả thế giới đổ dồn về Bắc Kinh là rất mong manh và không có cơ sở
lịch sử.
Như vậy, ngày
3/9/2015 sắp tới, cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh không có ý nghĩa lịch sử với
thế giới mà nó chỉ có ý nghĩa chính trị với Trung Quốc.
Thông qua cuộc
duyệt binh hùng hậu này, Trung Quốc muốn chứng tỏ cho thế giới biết Trung
Quốc cũng là một trung tâm của thế giới. Trung Quốc khoe khoang sức mạnh quân
sự của mình tương ứng với nền kinh tế thứ 2 thế giới, răn đe Mỹ, Nhật Bản.
Biến sức mạnh quân sự thành nền tảng phát triển “sức mạnh mềm” lan tỏa khắp
thế giới.
Tổ chức hoành
tráng với các lực lượng tham gia mang theo nhiều vũ khí mới… cuộc “biểu diễn”
này dĩ nhiên là thành công vì nó nằm trong tầm tay của Bắc Kinh. Nhưng mục
đích cuộc “biểu diễn” có đạt được hay không, điều này lại phụ thuộc vào “khán
giả khách mời” có ý nghĩa quyết định.
Nếu như các lực
lượng tẩy chay đến Nga dự duyệt binh mừng chiến thắng 9/5 vừa qua là vì Nga
liên quan đến khủng hoảng Ukraine chứ không phải họ không công nhận ý nghĩa
lịch sử của ngày chiến thắng 9/5…thì với Trung Quốc lại là chuyện khác.
“Tổ chức duyệt binh kỷ niệm ngày lịch
sử” như “kiểu Nga” trong khi mọi người không coi đó là ngày có ý nghĩa lịch
sử thì đó là một hoạt động vô duyên, không có kết quả trong xây dựng, phát
triển “sức mạnh mềm” của Trung Quốc.
Duyệt binh luôn là một thông điệp hùng
hồn và cứng rắn cho đối tượng mà quốc gia chủ lễ quan tâm.
Cuộc duyệt binh, diễu hành của Việt Nam
kỷ niệm 40 năm chiến thắng 30/4, một chiến thắng vĩ đại của thế kỷ XX chỉ có
cờ, hoa và nụ cười. Một thông điệp hòa bình, muốn là bạn với tất cả các quốc
gia trên thế giới.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang rất hung
hăng, bất chấp luật pháp quốc tế, đe dọa sử dụng vũ lực với các quốc gia
tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông, Biển Đông, với những tuyên bố về chủ
quyền hết sức phi lý, phi pháp…thì thông điệp của cuộc duyệt binh hùng hậu
này làm sao thuyết phục được rằng đây là một thông điệp hòa bình, là bạn với
các quốc gia láng giềng, khu vực?
Trước hết, cuộc duyệt binh ngày 3/9
mừng chiến thắng phát xít Nhật là một sự răn đe, phủ đầu Nhật Bản cấp quốc
gia thay vì những tuyên bố đầy hận thù dân tộc lẻ tẻ trước đây như báo chí
truyền thông Trung Quốc đăng tải; trước tình hình Nhật Bản đã, đang tái vũ
trang. Trung Quốc muốn chứng tỏ cho Nhật Bản thấy rằng, Trung Quốc bây giờ
chứ không phải Trung Quốc của 100 năm trước…
Sự trùng hợp “rắc rối” là khi Trung
Quốc đang rầm rộ duyệt binh thì Nhật Bản, dự Luật an ninh mới cũng chính thức
trở thành Luật. Theo đó cho phép quân đội Nhật Bản tác chiến bất kỳ đâu với
ai nếu như kẻ đó tấn công, đe dọa an ninh của đồng minh, bạn bè Nhật Bản.
Có thể nói Trung-Nhật đã bước vào cuộc
chiến tập hợp, lôi kéo lực lượng mà Nhật Bản áp đảo về ưu thế. Một kẻ hung
hăng, đe dọa dùng sức mạnh bành trướng lãnh hải với láng giềng, khu vực (các
quốc gia nhỏ, yếu) và một kẻ sẵn sàng chiến đấu, giúp đỡ họ thì các quốc
gia trên thế giới đều biết ai là người tuân thủ luật
pháp quốc tế, vì chính nghĩa và sự phát triển hòa bình thịnh vượng.
Nếu như “Sức mạnh mềm” là khả năng đạt
được điều mà bạn muốn thông qua sức hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và
các chính sách của một quốc gia chứ không phải thông qua ép buộc hay mua
chuộc, là loại sức mạnh có thể dễ dàng gây ảnh hưởng lên hành vi của quốc gia
khác mà không cần phải sử dụng đến các loại sức mạnh có thể đong đếm được thì
với tư tưởng, hành động của mình, Trung Quốc đã khiến cho khu vực lo ngại,
cảnh giác, tăng cường năng lực quốc phòng…dẫn đến điều tất yếu, việc mở rộng
“sức mạnh mềm” của Trung Quốc phá sản.
Bành trướng lãnh thổ, lãnh hải, dùng
sức mạnh để xâm lược là những hành động đã lỗi thời, không còn phù hợp trong
thế kỷ XXI, không xứng với danh một cường quốc hiện đại, văn minh và có trách
nhiệm. Nó không đáng một xu.
(Theo Đất Việt)
Lê Ngọc Thống
|
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét