Tổng thống
|
Tổng thống Ukraine đang muốn làm những điều “không tưởng”
|
The Unian đưa
tin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo, sẽ không có bất kỳ quy
chế liên bang hóa nào, vấn đề phi tập trung hóa quyền lực trung ương sẽ không
xảy ra trong những lĩnh vực: An ninh, trật tự xã hội, quan hệ đối ngoại.
Những lĩnh vực này sẽ tuyệt đối thuộc thẩm quyền nhà nước trung ương.
Tuyên bố trong
cuộc họp của hội đồng cải cách quốc gia, ông Poroshenko nhấn mạnh: “…các vấn
đề quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, quan hệ đối ngoại là những vấn đề mấu
chốt để giữ gìn sự toàn vẹn và trục dọc của chính quyền nhà nước Ukraine, sẽ
thuộc tuyệt đối thẩm quyền chính quyền trung ương”.
Tuy Tổng thống
Ukraine lớn tiếng nói rằng, dự luật được đề xuất không trái với các điều
khoản trong khuôn khổ của thỏa thuận Minsk, nhưng Phó Chủ tịch Verkhovna Rada
Oksana Syroed đã phải thừa nhận, chính phương Tây đang gây sức ép với nước
này để cho DPR và LPR được nhận quy chế đặc biệt như các cam kết trong thỏa
thuận Minsk 2.
Nếu Cộng hòa
Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk chấp nhận điều kiện của Kiev
thì mọi việc sẽ trở về hiện trạng ban đầu trước khi cuộc nội chiến xảy ra,
chính quyền địa phương vẫn chỉ có “quyền điều hành” các hoạt động ở khu vực
mình quản lý chứ không có quyền tự quyết.
Nói tóm tại là
lực lượng ly khai sẽ không đạt được bất cứ mục đích gì mà mình đã đề ra, khi
quyết định đứng lên chống lại chính quyền trung ương Kiev là hoặc độc lập
trong khuôn khổ Nhà nước Liên bang hoặc độc lập vĩnh viễn, tách ra khỏi
Ukraine.
Chắc chắn lực lượng ly khai Donbass không chấp thuận yêu cầu của Kiev
|
Việc giải tán
các lực lượng vũ trang cũng đồng nghĩa với việc phe đòi Liên bang hóa biến
thành “cá nằm trên thớt”, mặc sức cho chính quyền trung ương “giết mổ tùy ý”.
Trong bối cảnh những người ly khai không hề có chút lòng tin nào về nhà cầm
quyền Kiev thì
đây là viễn cảnh mà họ lo ngại nhất.
Các nhà phân
tích chính trị cho rằng, những điều kiện này sẽ “không bao giờ” được phe ly
khai chấp thuận, bởi như thế họ sẽ phải tự giải tán lực lượng vũ trang, mất
quyền quản lý lãnh thổ đã chiếm đóng từ sau Thỏa thuận Minsk 2 được ký kết,
mất quyền độc lập (tự xưng).
Ông Poroshenko
muốn biến Crimea thành khu tự trị của
người… Tatar
Vừa qua, ông
Poroshenko cũng đưa ra trước quốc hội một đề xuất, mà có lẽ là nằm mơ chính
quyền của ông cũng không thực hiện nổi. Đó là đề nghị Ủy ban Hiến pháp đưa
vào trong bản Hiến pháp sửa đổi của đất nước này quy chế tự trị cho người
Tatar ở Crimea .
Ông Poroshenko
đề nghị Ủy ban Hiến pháp “hãy lắng nghe các nhà lãnh đạo của người Tatar ở
Crimea và quy định rằng nước Cộng hòa tự trị Crimea, phải là một phần lãnh
thổ quốc gia không thể tách rời của Ukraine, mà qua đó người Tatar ở Crimea
thực hiện quyền tự quyết của mình”.
Bình luận về
việc này, nhà khoa học chính trị Alexander Formanchuk cho rằng đề xuất của
ông Poroshenko thể hiện sự thất bại hoàn toàn của Kiev
trong chiến lược giành lại Crimea về với Ukraine .
Ông Formanchuk cho rằng, thực chất giới
chức lãnh đạo Ukraine không hề nghĩ cho quyền lợi của người Tatar mà họ chỉ
muốn biến tộc người thiểu số gốc Thổ Nhĩ Kỳ này thành “công cụ” cho Kiev, phá
hoại cuộc sống hòa bình, ổn định trên bán đảo nay đã thuộc Nga.
Ông đánh giá đề xuất của Tổng thống Ukraine quả thực là nực cười, bởi nếu Kiev nghĩ đến người
Tatar tại sao họ không làm điều này từ trước? Đồng thời, ông khẳng định là, Kiev “đừng mơ thực hiện
được ý đồ đó”, khi Tổng thống Nga Putin đã dự liệu trước việc này.
Về ngôn ngữ, 97% dân Crimea nói tiếng
Nga, 77% coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ, sống hoàn toàn theo phong tục Nga.
Người Tatar theo đạo Hồi dòng Sunni, trong khi phần lớn dân chúng Crimea theo Chính thống giáo Nga và chỉ chiếm 12% dân
số trên toàn bán đảo (tổng số hơn 2 triệu)
Trước đây, người Tatar hầu như bị cô
lập trong cộng đồng xã hội Crimea nên họ đã
thành lập Quốc hội và lực lượng tự vệ có vũ trang riêng để bảo vệ cộng đồng.
Trong giai đoạn chuyển tiếp từ Ukraine sang Nga, Mejlis Crimea
đã tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý và ra nghị quyết “đòi quyền tự chủ dân tộc
và lãnh thổ”.
Sau khi sáp nhập vào Nga, dân Tatar đã gạt bỏ lo lắng và yên tâm sinh sống ở Crimea
|
Tuy nhiên, Crimea
ngày nay là lãnh thổ của Liên bang Nga, người dân sống dưới sự chế định của
Hiến pháp Nga và hiến pháp riêng của mình. Quyền con người và cuộc sống của
nhân dân các dân tộc trên bán đảo, trong đó có người Tatar được tôn trọng và
rất ổn định và sung túc.
Ngay sau khi Crimea sáp nhập vào Liên
bang Nga, trong bài phát biểu trước toàn dân về ý nghĩa lịch sử trọng đại của
“Hiệp ước Thống nhất” ngày 18-03-2014, Tổng thống Nga Putin đã khẳng định,
Crimea có ba ngôn ngữ chính thức là tiếng Nga, Ukraine và tiếng Tatar Crimea.
Ngoài ra, ông Putin còn khẳng định, Nga
sẽ thực hiện tất cả các biện pháp chính trị và pháp lý để hoàn tất quá trình
phục hồi “quyền dân tộc” của nhân dân Tatar. Cùng với “quyền tự do ngôn ngữ”
trong bản “Thông điệp Liên bang” của ông Putin, người Tatar hoàn toàn yên tâm
sinh sống trên bán đảo.
Thậm chí, ngay cả trước khi Crimea sáp
nhập vào Nga, chính quyền lâm thời trên bán đảo đã trân trọng gửi lời mời
người Tatar trên bán đảo tham gia vào tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước
tự trị, để xây dựng “một nước cộng hòa Crimea của các dân tộc anh em ngày
càng tốt đẹp hơn”.
Hơn 90% số người Crimea được hỏi cho biết, họ sẽ không thay đổi quyết định
|
Chính quyền mới đồng thời cam kết giành
cho cộng đồng Mejlis Crimea (quốc hội riêng của người Tatar) một ghế phó thủ
tướng, hai ghế bộ trưởng và các vị trí cao trong các ban ngành khác. Với dân
số chưa bằng 1/5 số lượng người Nga và chưa bằng 1/8 tổng dân số, đây có thể
coi là một sự “hậu đãi”.
Tổng thống Putin còn đích thân điện đàm
với nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine - ông Mustafa Dzhemilev - cựu
lãnh đạo Hội đồng Mejlis Tatar ở Crimea, cam kết rằng bản thân ông sẽ làm tất
cả những gì thuộc về trách nhiệm của mình để không một người dân Tatar nào
trên bán đảo phải chịu thiệt thòi.
Đại diện của người Tatar ở Nga cũng đã
đến Simferopol để thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực kinh
doanh, văn hóa và tôn giáo, giữa các cộng đồng người Tatar ở. Chính quyền
Crimea cũng đã phân bổ 20% ngân sách để phát triển kinh tế và đời sống văn
hóa tinh thần cho người Tatar.
Cuộc thăm dò dân ý hồi tháng 3 vừa qua
- thời điểm tròn 1 năm Crimea trở về với Nga
đã cho thấy, đại đa số người dân bán đảo vẫn không hề hối tiếc về sự lựa chọn
của mình. Hơn 90% số người Crimea được hỏi
cho biết, họ vẫn sẽ giữ nguyên quyết định nếu tiến hành lại một cuộc trưng
cầu dân ý.
(Theo Đất Việt)
Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét