Gần 10.000 căn
hộ chung cư giao dịch thành công trong quý I/2015:
Cẩn trọng với bẫy đẩy giá ảo
Cập nhật lúc 09:19
Khu chung cư thương mại Việt Hưng (Long Biên, Hà
Nội) vẫn còn khá thưa vắng người ở. Ảnh: KỲ ANH
Theo thống kê của Bộ
Xây dựng, lượng bất động sản (BĐS) giao dịch thành công tại Hà Nội và cả
TPHCM trong quý I/2015 đạt lần lượt khoảng 4.250 và 3.950 giao dịch, tăng gần
gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, theo thống kê của Cty nghiên
cứu thị trường CBRE Việt Nam, con số giao dịch thành công còn tăng hơn rất
nhiều. Liệu thực sự đang có một cơn sốt trên thị trường BĐS, đặc biệt là phân
khúc căn hộ?
Sức mua đang ấm lên
Theo CBRE Việt Nam, lượng căn hộ được giao bán thành công
trong 3 tháng đầu năm 2015 tại TPHCM tăng 138% so cùng kỳ. Trong quý đầu tiên
của năm, TPHCM có 17 dự án mới được chào bán, ứng với hơn 5.100 căn, tăng
163% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung tập trung nhiều nhất là khu vực
quận 2, có tới 6 dự án được chào bán. “Hoạt động bán hàng được kỳ vọng sẽ duy
trì tốt vì thị trường ghi nhận sự trở lại không chỉ của người mua để ở mà còn
có nhà đầu tư tham gia khá nhiều” - một lãnh đạo CBRE Việt
Còn theo một số nhà phân phối BĐS có uy tín thì có thể
thấy sức mua ở cả Hà Nội và phía nam đang cùng ấm dần lên và các doanh nghiệp
(DN) địa ốc cũng bắt đầu ồ ạt lên kế hoạch bùng hàng rầm rộ. Ông Nguyễn
Dòng phân khúc dự án nhà ở giá rẻ cũng tiếp tục giữ lượng
tiêu thụ tốt vì phù hợp với sức mua. Tại TPHCM, Cty địa ốc Hoàng Quân mở bán
dự án nhà ở xã hội
Tại thị trường Hà Nội, ngay trong ngày đầu mở bán, các dự
án chung cư CT36 Dream Home của TCty 36 Bộ Quốc phòng cũng giao dịch thành
công hơn 500 căn; dự án Tràng An Complex của GP Invest cũng hơn 600 đơn đăng
ký đặt mua; Hòa Bình Green 505 Minh Khai số lượng mở bán giai đoạn 2 cũng
không còn nhiều lựa chọn… Tại một số dự án thậm chí đã xuất hiện tiền chênh
từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng để sở hữu được một căn hộ.
Cẩn trọng sốt nóng, tăng giá ảo
Theo đánh giá của ông Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu - quản lý kinh tế T.Ư, BĐS đang thu hút và hấp thụ được nguồn
vốn lớn từ ngân hàng, vốn đầu tư công, kiều hối và FDI qua hoạt động M&A,
và dòng vốn từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn từ DN và người dân. Do đó,
triển vọng thị trường BĐS năm 2015 được nhìn nhận rất khả quan. Tuy nhiên, ở
góc độ một chuyên gia kinh tế có tầm nhìn vĩ mô, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định:
Tiền đổ vào BĐS càng nhiều thì rủi ro càng lớn bởi thị trường BĐS rất dễ trở
lại bong bóng nếu tín dụng tăng mạnh.
Ông Trần Xuân Huy - TGĐ Cty bất động sản Kingland - cũng
cho rằng, động thái tăng giá tại một số dự án BĐS gần đây thực tế chỉ là
“chiêu” của giới tạo lập BĐS. “Trừ một số dự án lớn, có vị trí đắc địa, chủ
đầu tư uy tín thì việc tăng giá đột biến tại các dự án căn hộ hiện nay, một
phần do có thể dự án nằm ở khu vực không có nhiều sự cạnh tranh, nhưng phần
lớn là do hiện nay một số sàn giao dịch có số lượng nhân viên lớn đã dùng các
chiêu truyền thông để tạo phạm vi phủ thông tin lớn với mục tiêu tạo niềm tin
cho người mua. Trên bình diện toàn thị trường hiện khó có thể sốt giá căn hộ”
- ông Huy nhận xét. Chính vì vậy, người mua nhà, trước khi quyết định “xuống
tiền” nên cân nhắc, cẩn trọng rơi bẫy đẩy giá ảo của “cò đất” cũng như chiêu
trò của chủ đầu tư.
(Theo Lao động) SONG MINH - GIA MIÊU
|
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét