Cụ bà VN cao tuổi
nhất thế giới: Liệu có đúng 122 tuổi?
Cập
nhật lúc
07:10
Tổ chức kỷ lục Guinness và Liên minh Kỷ lục thế giới vẫn đang thẩm định tuổi thật của 'Cụ bà cao tuổi nhất thế giới'.
WRA thẩm định độc
lập bằng phương pháp tháp tuổi
Ông Lâm Viên (Giám đốc
điều hành của Tổ chức Kỷ lục VN (Vietkings) cho biết: “Để xác định tuổi của
cụ và hồ sơ, thông tin từ gia đình cụ Bà có đúng hay không để xác nhận lập kỷ
lục cho bà Trù thì WRA đã dựa vào các giấy tờ của chính quyền địa phương ở
Việt Nam cung cấp (giấy CMND, bằng cấp của Hội Người cao tuổi tại Việt Nam
..v..v...) đối với toàn bộ gia đình cụ bao gồm con, các cháu, chắt được tính
theo phương pháp tháp tuổi (do WRA thực hiện độc lập)”.
Ông Viên cho biết thêm là
Tổ chức Kỷ lục thế giới (Guinness World Records - GWR, có trụ sở tại Anh), và
Liên minh Kỷ lục thế giới (World Records Union - WRU, trụ sở tại Ấn Độ) cũng
đang xem xét hồ sơ đề cử, đang có những phương pháp điều tra độc lập và đến
nay phía Vietking cũng đang chờ thông tin hồi âm từ phía 2 tổ chức trên để
tiếp tục hỗ trợ cho họ việc xác lập kỷ lục này.
Theo ông Viên, khi tiếp
nhận hồ sơ đề cử kỷ lục thế giới của cụ bà Nguyễn Thị Trù, các tổ chức kỷ lục
thế giới cũng đã đặt rất nhiều câu hỏi về phương pháp xác minh tuổi thật của
cụ.
Ông Viên cho biết, trong
quá trình thực hiện hồ sơ đề cử kỷ lục thế giới, phía Vietking phải thu thập
thông tin cung cấp từ gia đình cụ bà như chứng minh thư nhân dân (CMND) của
cụ và bằng cấp của Hội Người cao tuổi cấp cho cụ.
Sau đó, phía Vietking cũng
đã có sự ghi nhận toàn bộ thông tin từ 02 người con còn sống của cụ Trù là bà
Nguyễn Thi Đê (82 tuổi, là con gái thứ tám) và ông Nguyễn Hữu Phương (73
tuổi, mất năm 2015, là con trai út - con thứ 11).
Ngoài ra, phải có bản
photo CMND của con trai út, con dâu út, cháu nội của cụ. (đính kèm bản chụp
photo các CMND con trai, con dâu, cháu nội hiện tại đang sống chung với cụ).
Không những thế, phía
Vietking đã gửi văn bản đến UBND địa phương nơi cụ bà sinh sống để nhờ các cơ
quan ban ngành giúp đỡ, hỗ trợ sưu tra hộ tịch gia đình cụ Trù. Đây cũng là
một cách thu thập thông tin từ cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước.
Để chứng minh đúng số tuổi
122 của cụ bà này, Vietking còn phải điều tra thông tin độc lập từ những
những người bà con, họ hàng thân thuộc, hàng xóm của bà.
Cụ Trù sinh thời
Pháp thuộc, không có tàng thư lưu lại
Chiều 24.4, trao đổi với PV Thanh Niên Online, ông Ngô Văn Kim, Chủ
tịch Hội người cao tuổi của xã Đa Phước (H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, phía
địa phương chứng minh số tuổi 122 của cụ bà Trù dựa vào hộ khẩu và chứng minh
nhân dân (được làm sau giải phóng) của bà Trù hiện nay. Phía công an quận,
huyện của H.Bình Chánh chỉ có các thông tin về hộ khẩu, CMND. Còn lịch sử
trước đây ở hồ sơ gốc không thể hiện.
Ông Phạm Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND
xã Đa Phước khẳng định trước khi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục
châu Á xác nhận cụ Nguyễn Thị Trù là “Cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam và châu
Á”, 2 tổ chức này có đến xã kiểm tra, thu thập thông tin. Và mới đây, đại
diện Hiệp hội Kỷ lục thế giới cũng có về xã để phối kiểm tra thông tin.
“Các thông tin ban đầu về gia đình cụ
Trù thì ổn hết rồi nhưng Hiệp hội Kỷ lục thế giới có gửi văn bản cho chúng
tôi đề nghị trích lục tàng thư, hộ tịch để xác định lại một lần nữa. Cụ Trù
sinh từ thời Pháp thuộc nên đâu có tàng thư để lưu lại. Bây giờ tìm giấy tờ
gốc thì gần như là không thể. Tại UBND xã chỉ lưu tàng thư từ 1975 đến nay
thôi”, ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, giấy tờ hộ khẩu,
CMND của cụ Trù được cấp sau 1975. Căn cứ trên 2 loại giấy tờ này thì khớp
nhau, thể hiện cụ sinh vào ngày 4.5.1893 (122 tuổi).
“Chúng tôi chỉ còn cách xác minh qua
dòng họ, con cháu của cụ mà thôi. Con út của cụ vừa mất, thọ 80 tuổi, trong
khi cụ có 11 người con. Chồng của cụ Trù mất năm 1976 khi đã ngoài 80 tuổi…
Dựa vào những căn cứ này thì khẳng định cụ Trù 122 tuổi chắc cũng đúng. Nếu
có xê xích thì cũng chỉ vài ba tuổi mà thôi”, ông Hùng nói.
(Theo Thanh Niên) Ngọc Lê - Đình Phú
|
Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét