Bệnh lạ khiến “của quý” teo lại,
hoại tử
Cập nhật lúc 14:01
NLĐ- Một người đàn ông đã bị phẫu thuật cắt bỏ phần đầu “của quý” vì bị chứng nhiễm trùng hiếm gặp khiến da ở nhiều bộ phận cơ thể chuyển sang màu đen và hoại tử.
Động mạch bị vôi hóa trong
"của quý" và xương chậu người đàn ông
Daily Mail ngày 29-4 cho biết người đàn ông (giấu tên) 54 tuổi người
Mỹ đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu với nhiều vết hoại tử ở chân, mông, đùi
và trên dương vật.
Tạp chí BMJ
Case Reports số ra tuần qua dẫn lời các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Cooper tại
Trả lời tờ
Daily Mail, bác sĩ Edmond Sarkis cho biết người đàn ông đã bị hoại tử khiến
da non chết và teo lại. “Chúng tôi đã xem xét các vết thương, chúng rất kinh
khủng, đã chuyển từ màu tím sang màu đen. Điều hiếm thấy là vết hoại tử xuất
hiện ở đùi, lưng dưới, thậm chí dương vật. Tôi chưa từng thấy trường hợp hoại
tử nào có diện tích da lớn đến vậy” – bác sĩ nói.
Ngay sau đó,
người đàn ông được kê toa kháng sinh và các bác sĩ bắt đầu tìm kiếm nguyên
nhân gây bệnh. Theo bệnh án, người đàn ông từng mắc bệnh thận và trải qua kỹ
thuật điều trị thẩm phân phúc mạc. Thẩm phân phúc mạc là phương pháp chạy
thận với một ống thông được đưa vào bụng để bệnh nhân có thể điều trị tại gia
chứ không cần nằm viện. Bệnh nhân cũng bị rung nhĩ – khiến nhịp tim bất
thường và ông đã uống thuốc làm loãng máu Warfarin để điều trị.
Vết hoại tử lớn ở chân bệnh
nhân
Tiến sĩ Sarkis
cho biết ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán nam bệnh nhân bị calciphylaxis – một
hội chứng nghiêm trọng khiến canxi tích tụ trong các mạch máu nhỏ ở các mô mỡ
và da. Bệnh thận và việc dùng thuốc làm loãng máu cũng khiến căn bệnh nặng
thêm. Khi bị bệnh thận, cơ quan này ngừng lọc chất độc ra khỏi máu khiến
canxi bị tích tụ trong động mạch làm mạch máu tắt nghẽn, sinh cục máu đông
dẫn đến hoại tử gây đau đớn.
Sau khi phát
hiện biến chứng nhiễm trùng máu, các bác sĩ đã gấp rút thực hiện ca phẫu
thuật loại bỏ các mô hoại tử cho bệnh nhân, kể cả phần bao quy đầu. “Mắc
chứng calcyphylaxis đã là hiếm, việc hoại tử dương vật còn hiếm hơn đối với
những người từng thẩm phân phúc mạc” – bác sĩ Sarkis nói.
Viết trên tạp
chí, các bác sĩ kết luận rằng y học cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về
hội chứng này để xác định các yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị
calciphylaxis hiệu quả.
H. Nhiên (Theo Daily Mail)
|
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét