Tham nhũng ODA: Đã đến lúc VN kiểm soát lại
hệ thống
Cập nhật lúc
09:25
"Thật đáng xấu hổ" - các chuyên gia chia sẻ với
VietNamNet trước thông tin nghi vấn tham nhũng ODA tuần qua. Hầu hết đều cho
rằng biện pháp phòng chống tham nhũng hiện chưa đi vào thực chất.
Hình ảnh không mấy hay ho
“Tôi thấy rất đáng xấu hổ khi JICA nói
nếu có lần thứ ba thì họ không cấp ODA cho Việt
TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm
CECODES cũng cho rằng những vụ việc này khiến cho người dân ở chính ngay
những nước cung cấp ODA cho Việt Nam phản đối vì tiền của họ đóng thuế mang
cho người khác vay mà lại bị một số người tư túi thì họ không thể nào chấp
nhận.
“Như vậy là mang tiếng xấu cho
Việt
Tham nhũng vì "nhập gia tùy tục"
Theo phân tích của ông Đặng Ngọc Dinh,
những sự việc này một lần nữa phản ảnh tình trạng tham nhũng, hối lộ đáng lo
ngại. Từ chuyện phong bì để đi học, khám chữa bệnh đến xin việc thì việc hối
lộ, “lót tay” trong những hợp đồng, đấu thầu các dự án ODA không lấy gì làm
lạ. Bởi theo ông, “một khi tham nhũng vặt đã trở thành chuyện thường ngày thì
ắt có tham nhũng lớn”. Có điều ở các dự án lớn người ta chưa nêu ra, chưa
phát hiện ra còn những việc nhỏ thì lại hiển hiện hàng ngày.
Theo ông Dinh, ODA là do chính phủ các
nước cho Chính phủ Việt Nam vay lãi suất thấp và có ân hạn, nhưng khi đi vào
thực hiện từng dự án cụ thể thì là do hai công ty của hai bên thực hiện,
trong đó đa số công ty của Việt Nam là của nhà nước, còn bên kia thường là tư
nhân.
“Các công ty tư nhân của Nhật, Hàn, Mỹ
không dám hối lộ tại nước của họ nhưng khi sang Việt
Kiểm soát chặt ODA
Điều các chuyên gia lưu ý là tất cả
những nghi án tham nhũng ODA tại Việt
“Vì
vậy chúng ta phải nghiêm túc xem lại quá trình đấu thầu có những sơ hở gì,
việc giám sát như thế nào. Rõ ràng hệ thống kiểm soát có lỗ hổng rất lớn,
việc công khai minh bạch, giám sát nội bộ chưa đầy đủ và việc chi tiêu sử
dụng tiền mặt không quản lí được thu nhập thực của các quan chức”, TS Doanh
phân tích.
Theo ông Doanh, quan chức các nước muốn
mua nhà, ô tô đều phải chứng minh nguồn gốc số tiền họ có. Trong khi quan
chức Việt
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp QH cũng cho rằng việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ODA là hết sức
cấp bách, nhất là trong tình hình nợ công và tham nhũng hiện nay. Theo bà,
hành lang pháp lý về ODA chỉ dừng lại ở mức nghị định nên hiệu lực pháp lý
thấp.
Vì vậy bà Nga đề nghị QH ban hành luật
Quản lý, sử dụng ODA và tiến hành giám sát tối cao về ODA để kiểm soát chặt
chẽ hiệu quả sử dụng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong ODA. Đồng
thời sử dụng ODA có chọn lọc, hạn chế và có lộ trình chấm dứt ODA trong tương
lai gần.
(Theo VietNamnet) Thu Hằng
|
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét