Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dồn dập đầu tư
"khủng"
Cập
nhật lúc 20:10
Chỉ trong thời gian ngắn Vingroup liên tục thực hiện những
thương vụ khủng và dường như chưa có dấu hiệu dừng lại...
Mua 100% cổ phần Vinatex
Ngày 10/4, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã
chính thức ký kết hợp đồng mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may Việt
Nam (Vinatex) trong Công ty TNHH MTV Thương mại và Thời trang Việt Nam -
Vinatexmart.
Thương vụ hợp nhất này được đánh giá là dựa trên sự kết hợp
lợi thế sẵn có về hệ thống phân phối, nguồn hàng của vinatexmart với nguồn
lực tài chính lớn và năng lực quản lý dày dạn kinh nghiệm của Vingroup, nhằm
triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả kế hoạch phát triển hệ thống bán
lẻ của tập đoàn.
Cùng với việc mua lại cổ phần Vinatex, Vingroup đã trở
thành chủ sở hữu mới của toàn bộ hệ thống chuỗi siêu thị Vinatexmart với 39
cửa hàng đang hoạt động trên 19 tỉnh thành trong cả nước.
Theo đánh gia của các chuyên gia việc mua lại cổ phần
Vinatex cho thấy, Vingroup đang đầu tư mạnh mẽ vào thị trường bán lẻ.
Nếu hệ thống VinMart và VinMart+ được Vingroup thâu tóm
trước đó và đang trong lộ trình phát triển 100 siêu thị và 1.000 cửa hàng
tiện ích trong vòng 3 năm nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm, hóa mỹ phẩm và hàng
tiêu dùng thì việc mua lại cổ phần Vinatex và nắm trong tay hệ thống
cửa hàng của Vinatexmart có nhiều lợi thế ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và
Nam Bộ, Vingroup sẽ tiếp tục đi sâu vào thị trường may mặc.
Dồn dập đề xuất mua cảng biển, sân bay
Chỉ trong vòng 1 tháng, Vingroup liên tục có hai văn bản
gửi lên Bộ Giao thông vận tải đề nghị được mua lại hai cảng biển lớn nhất
Việt
Về phương án đầu tư, đối với Cảng Hải Phòng, Tập đoàn
Vingroup xin đề xuất mua 80% cổ phần với giá mua không thấp hơn giá đấu thầu
thành công trung bình. Đối với Cảng Sài Gòn, Vingroup cũng đề xuất mua 80% cổ
phần trước cổ phần hóa với mức giá không thấp hơn giá IPO và được tham gia
vào quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa.
Nếu được chấp thuận Vingroup dự kiến áp dụng các mô hình
quản trị tiên tiến trong việc quản lý và vận hành Cảng Sài Gòn và Hải Phòng
nhằm mục đích không ngừng nâng cao công suất bốc dỡ, cải thiện hiệu quả kinh
doanh, đảm bảo an toàn kinh tế vùng trong việc thông quan, làm đầu mối vận
chuyển hàng hóa và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần tích cực vào
việc phát triển kinh tế xã hội địa phương và cả nước.
Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc (một
công ty con của Tập đoàn Vingroup) được UBND tỉnh Kiên Giang chỉ định là
nhà đầu tư cho dự án cảng hành khách quốc tế Phú Quốc (thị trấn Dương Đông,
huyện đảo Phú Quốc) theo hình thức BOT, với thời hạn chuyển giao sau 30 năm
kể từ ngày hoàn thành đưa vào khai thác.
Tổng mức đầu tư cho dự án này trên 1.644 tỉ đồng, trong đó
phần vốn BOT hơn 493 tỉ đồng (chiếm tỉ lệ 30%), vốn ngân sách hơn 1.151 tỉ
đồng (trong đó vốn ngân sách địa phương hơn 674 tỉ đồng, vốn ngân sách trung
ương gần 477 tỉ đồng), chiếm 70% tổng mức đầu tư.
Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện thông tin, Vingroup sẽ là
nhà đầu tư tiếp theo muốn mua lại Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc sau hai
ông lớn trên thương trường là Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Tập
đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP).
Trước đó, Vingroup cũng được cho là nhà đầu tư thứ 3 đề
xuất mua nhà ga T1 Nội bài sau hai hãng hàng không Vietjet và Vietnam
Airlines.
Chi nghìn tỷ mua Triển lãm Giảng Võ
Mới đây nhất, Tập đoàn Vingroup công bố đã mua gần 90% cổ
phần Triển lãm Giảng Võ trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch
Chứng khoán TP.HCM.
Theo đó, ngày 20/3/2015, Công ty TNHH một thành viên Trung
tâm hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) đã tổ chức phiên đấu giá 16,25 triệu
cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nhưng chỉ bán được 620.500 cổ
phần với giá mua bình quân 10.058 đồng.
Vingroup đã cam kết mua lại toàn bộ số cổ phần không bán
hết trong đợt đấu giá. Số cổ phần này tương đương giá trị vốn góp khoảng
1.500 tỷ đồng.
VEFAC có trụ sở tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội,
trên khu đất rộng gần 7ha với hệ thống nhà trưng bày, phòng hội thảo cùng cơ
sở hạ tầng hoàn chỉnh, có thể tổ chức những cuộc triển lãm có quy mô tầm cỡ
quốc tế hoặc cùng lúc tổ chức nhiều sự kiện khác nhau.
3 năm qua, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ dao động từ
3-6,2 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần khoảng
1,6-9%.
Sẽ mua 3 nhà ga đường sắt lớn nhất Việt
Sau đề nghị mua lại cổ phần 2 cảng biển lớn nhất Việt Nam,
Tập đoàn Vingroup tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải mong muốn mua lại 3
nhà ga đường sắt lớn nhất Việt Nam, gồm: ga Hà Nội, ga Sài Gòn và ga Đà Nẵng
Theo Giao thông vận tải, tại cuộc hộp về xã hội hóa các dự
án đường sắt sáng ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng
cho biết: Hiện Bộ đã nhận được đề xuất mua lại 3 nhà ga đường sắt lớn nhất
Việt Nam, gồm: ga Hà Nội, ga Sài Gòn và ga Đà Nẵng của Tập đoàn Vingroup.
Tuy nhiên người đứng đầu ngành giao thông vận tải cho rằng,
cần có những nghiên cứu cụ thể mới quyết định.
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam và các đơn vị có liên quan nghiên cứu lộ trình nhượng quyền khai thác các
nhà ga, trong đó cần lưu ý đến việc công khai minh bạch để thu hút thêm các
nhà đầu tư và tiến hành đấu thầu chọn nhà đầu tư có đủ tiềm lực nhượng quyền.
Nếu chỉ có 1 nhà đầu tư thì báo cáo Chính phủ để có chỉ
định trên cơ sở đàm phán nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên, nhưng
nhiều nhà đầu tư thì cần tổ chức đấu thầu công khai minh bạch” - Bộ trưởng
Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Được biết hiện tại ngoài Vingroup, Tập đoàn Sungroup đề
xuất tới Bộ Giao thông vận tải được mua lại nhà ga đường sắt nói trên.
Chủ tịch Tập đoàn Sungroup, ông Trần Thanh Sơn khẳng định
sẽ bỏ tiền ra mua mới 20 toa xe và trang bị nội thất hiện đại, dịch vụ tối ưu
nhất để phục vụ khách du lịch.
Trước đó năm 2014, Vingroup từng thành công việc mua lại hệ
thống siêu thị OceanMart, và Công ty cổ phần trung tâm văn hóa giải trí Hà
Nội. Đồng thời cũng có tin đồn Tập đoàn này mua lại cổ phần của điện may
TopCare.
Đầu tư đến 700 tỷ đồng trồng rau sạch
Bên cạnh những dự án khủng trên, thông tin từ ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tiết lộ về dự án sản xuất rau quả công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với quy mô 500 ha cũng ngay lập tức gây chú ý cho toàn bộ thị trường. Cụ thể, Vingroup sẽ đầu tư vào dự án sản này từ 500-700 tỷ đồng bao gồm tối thiểu 100 chủng loại giống chất lượng cao của thế giới và các giống truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, cùng công nghệ nhà kính được mua 100% theo hình thức chìa khóa trao tay từ công ty hàng đầu của Israel với diện tích dự tính 20ha. Ngoài ra, dự án sẽ sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới của Nhật Bản cho khoảng 80ha. Phần diện tích còn lại là các cánh đồng mẫu lớn ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa. Với mức đầu tư và quy mô dự án, có thể khẳng định Vingroup là doanh nghiệp “chịu chơi” nhất khi quyết định dành nguồn ngân sách lớn đầu tư vào nông nghiệp, nhất là lĩnh vực đầu tư vốn được xem là rủi ro lớn như trồng rau, củ quả sạch công nghệ cao. |
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét