Vì sao Trung Quốc
dễ trúng thầu ở Việt
|
|
Tiến sĩ Trần Đình Thiên. Ảnh: Trung Ngôn
|
Vì sao các nhà thầu phía họ có thể dễ dàng trúng thầu hầu
hết các công trình, dự án lớn ở Việt Nam như vậy, mà chỉ với cách thức: bỏ
thầu giá thấp rồi lại xin điều chỉnh vốn trong quá trình thi công?
Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký
để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy có khe hở
thì họ thừa cơ đẩy lên. Rủi ro ở đây là chìa khóa trao tay.
Không có gì bảo đảm là những công trình đó hoàn thành sau
2 năm bảo hành nó lại chạy tốt được. Người Nhật từng khuyến cáo ta cách thức
đấu thầu mới tránh tình trạng chìa khóa trao tay sau 2 năm, rủi ro chưa biết
thế nào. Tôi nghe có những nhà máy sau bảo hành 2 năm, chết luôn không làm
thế nào được vì hết bảo hành.
Nhìn một cách khách quan thì không chỉ Trung Quốc, với đối
tác khác cũng thế thôi. Cơ chế của mình quá sơ hở, với cơ chế như thế, ai
cũng tận dụng cả. Một số trường hợp của người Nhật họ tự trọng lắm: họ có thể
khắt khe nhưng họ tự trọng với cam kết, hứa chuyển giao công nghệ là sẽ
chuyển giao.
Kẻ chậm chân = kẻ bị loại
Hậu quả kinh tế lâu dài sẽ là gì?
Hễ có sơ hở là bị lợi dụng ngay. Về lâu dài, nó làm cho
quá trình đi lên hiện đại của ta đắt hơn rất nhiều về thời gian, chứ không
phải chỉ đắt về tiền. Dự án đường sắt Hà Nội- Hà Đông chậm 3 năm, giả dụ ta
coi đó là một trục chiến lược của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, sẽ chậm đi
vài năm. Nghĩa là trong khi họ vượt lên còn ta lùi lại.
Đây là một thủ đoạn cạnh tranh về thị trường, làm cho đối
phương thua thiệt về thời gian.
Cái đắt đó chưa ai nói, đắt vài trăm triệu USD đã đáng nói
rồi nhưng đắt về thời gian, về chậm cơ hội phát triển thì khó lường.
Mà hiện nay, hễ ông đã chậm, là ông bị loại ra khỏi cuộc
chơi. Các nhà máy điện chậm, đường Hà Nội-Hải Phòng chậm, đã làm chậm cả quá
trình CNH. Ta tuyên bố CNH, thu hút đầu tư mà không có điện thì hình ảnh Việt
Nam
xấu đi. Sự chậm trễ về công nghệ để lại hậu quả ghê gớm về phát triển.
Khó trách doanh nghiệp không phân biệt giữa ý đồ và hậu
quả sự việc, nhưng phải nói thẳng là ý thức sử dụng công nghệ để cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt là kém. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ lựa chọn những thứ rẻ tiền,
mau hỏng. Vấn đề này liên quan đến môi trường khuyến khích: một chính sách tỷ
giá chỉ khuyến khích nhập khẩu không khuyến khích sản xuất cũng sẽ không
khuyến khích nhập khẩu công nghệ tốt .
Trong nhiều năm, tỷ giá ổn định, lạm phát cao, lại dẫn đến
điều dở là khuyến khích nhập khẩu chứ không khuyến khích sản xuất trong nước,
không khuyến khích cạnh tranh, nhập khẩu công nghệ.
Do đó, vai trò nhà nước ở đây phải là, thay đổi cách tiếp
cận ngắn hạn, không theo kiểu cạnh tranh chụp giật. Từ đó, định hướng về công
nghệ phải thay đổi.
Từ 2012, Chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách hàng
ngàn nhà máy, dây chuyền lạc hậu phải loại bỏ; và một trong những đường đi
nhằm giải quyết số dây chuyền, công nghệ lạc hậu đó là thị trường Việt Nam?
Họ không muốn mất cả và cố gắng đẩy ra ngoài, di chuyển
công nghệ lạc hậu sang các nước khác. Thậm chí còn tài trợ nữa thì rất nguy
hiểm mà với những nước nghèo thì rất dễ xiêu lòng.
Vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam phải có ý thức được lợi ích
dài hạn và phát triển. Thời đại kiếm chác theo kiểu khuân hàng biên giới về
kiếm tiền chộp giật đã qua rồi. Kiếm tiền phải đi vào chiều sâu, công nghệ ,
hiệu quả chứ không còn phải là chộp và chạy . Doanh nhân có ý thức dân tộc
mới tránh được chuyện ấy như Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp của họ rất có ý
thức dân tộc trong lựa chọn. Ta không ý thức được như vậy.
Vấn đề là Nhà nước đảm bảo một môi trường kinh doanh thế
nào để doanh nghiệp có lựa chọn đúng đắn, cạnh tranh minh bạch, khuyến khích
doanh nghiệp đi mua cái tốt về, phục vụ dài hạn, biến dài hạn thành cơ hội,
ngắn hạn: ăn đấy nhưng rủi ro, có tính chất sống còn.
Chính phủ cần có những tín hiệu, để doanh nghiệp nhận biết
hậu quả của việc nhập khẩu, duy trì đẳng cấp công nghệ lạc hậu quá lâu, gây ô
nhiễm môi trường khủng khiếp. Chính phủ đưa ra chính sách bảo vệ môi trường,
giám sát chặt chẽ hơn thì tự nhiên các ông đó không còn đất sống. Những cái
đó là kiên trì và cần nỗ lực thường xuyên liên tục, nhất quán, không thể ăn
xổi được, không có phép màu ở đây cả.
(Theo
TuanVietNam) Trung Ngôn thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét