Bộ KHĐT tiêu tiền bằng kế
hoạch... trên trời!
Cập nhật lúc 08:13
(Tài chính) - Lập kế hoạch trên trời, chi
trên trời thì phải xin cho đủ thôi...
ThS Bùi Ngọc Sơn – Trưởng phòng Kinh tế
Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới nói đến nội dung công
văn của Bộ KHĐT gửi Chính phủ đề nghị xin thêm tiền cho đầu tư phát triển.
Bộ KHĐT cho rằng, Bộ Tài chính dự
toán thu chi ngân sách năm 2015 chưa chính xác (thấp hơn dự toán của Bộ KHĐT
là gần 40.000 tỷ) so với Bộ KHĐT.
Cụ thể, Bộ Tài chính dự thu là 901.100
tỷ đồng; Bộ KHĐT là 940.000 tỷ đồng. Bộ tài chính dự chi là 1.127.100 tỷ đồng;
bộ KHĐT là 1.166.000 tỷ đồng. Từ việc dự thu không chính xác dẫn tới
dự toán chi cho ĐTPT thấp (chiếm 16%). Từ lý lẽ phải đảm bảo cho tăng trưởng
kinh tế, xã hội, Bộ này đã kiến nghị Bộ Tài chính cân đối lại các khoản
thu chi ngân sách; đảm bảo vốn cho ĐTPT là 20,8%.
Không đưa ra nhiều lời bình luận, vị
chuyên gia này gọi câu chuyện vênh số liệu giữa hai Bộ Tài chính và KHĐT là
kiểu làm ăn "ông chẳng bà chuộc".
Cái lý của người vẽ dự án, kế
hoạch...
PV:- Lý lẽ khi ông
đưa ra nhận định như vậy, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: - Tôi không
hiểu, con số chênh lệch lên tới hơn 40.000 tỷ này là thế nào, tại sao
lại có sự chênh lệch quá lớn như vậy. Tôi cho rằng, phải xem lại các điều
kiện, cơ sở để hai đơn vị này đưa ra con số dự toán như vậy. Bộ Tài chính thì
họ dựa trên nguồn thu ngân sách hàng năm, còn Bộ KHĐT dựa vào cơ sở nào? Đòi
hỏi của Bộ KHĐT có vẻ hơi kỳ quặc.
Bộ Tài chính là người thực thu và thực
chi nên họ biết rõ khả năng, sức khỏe nguồn tài chính hiện nay thế nào. Bộ
Tài chính không có nhiệm vụ chi theo kế hoạch mà họ phải dựa trên tính toán
tổng nguồn thu NSNN để chi.
Bộ Tài chính không thể nặn ra tiền
được mà thực tế hiện nay việc thu ngân sách cũng đang phải thực hiện theo
kiểu bóp nặn từng tí một rồi. Còn bộ KHĐT muốn là chi theo kế hoạch của họ, nhưng
đó là kế hoạch do họ tự xây dựng, tự khái toán và tự đặt dự toán xin tiền,
việc này cũng giống câu chuyện đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế bao nhiêu
phần trăm một năm. Tức là, vẽ sẵn một kế hoạch để xin tiền và khi không có đủ
thì phải đòi cho bằng đủ.
Tôi cho rằng, Bộ KHĐT thừa biết NSNN
đang khó khăn, nguồn thu ngân sách giảm (tháng 8/2014 giảm 32%), quy mô
chi tiêu ngân sách lại tăng nhanh, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2013 tăng
khoảng 9 lần so với năm 2000 (đặc biệt là chi thường xuyên tăng rất nhanh,
chiếm 10,7%) thế nhưng Bộ KHĐT vẫn đòi hỏi phải chi đủ tiền cho một kế hoạch
đã được lập sẵn từ vài năm trước là không đúng.
Đó là lý lẽ của người đi lập kế hoạch
trên trời, chi tiền trên trời thì phải xin cho đủ. Lẽ ra với vai trò trách
nhiệm của mình Bộ KHĐT phải xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư có hiệu quả, đầu
tư phải sinh lời đem lại nguồn lợi cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, điều ai
cũng thấy là kế hoạch chi tiền thì xin cho đủ còn hiệu quả không
thấy đâu.
NSNN chỉ hộ trợ một phần trong khả năng
có thể. Không thể bắt Bộ tài chính điều chỉnh ngân sách để chi. Đó là tư duy
cứ ngồi chờ tiền, xin tiền.
PV:- Liệu trong
trường hợp này, Bộ Tài chính có thể có những điều chỉnh gì để đạt được chỉ
tiêu tăng trưởng mà vẫn tiết kiệm đầu tư phát triển, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: - Hiện nay theo
tôi biết thì các khoản chi thường xuyên gần như không thể cắt giảm. Trong khi
thực thu từ nền kinh tế đang ở trạng thái đang bóp nặn từng tí
một.
Nếu dùng chính sách, nghị quyết để gây
sức ép với Bộ Tài chính buộc đơn vị này phải đảm bảo nguyên tắc số chi
ĐTPT cao hơn bội chi NSNN thì Bộ Tài chính sẽ phải chi. Nhưng, chi thì lấy
tiền ở đâu? Bộ Tài chính sẽ phải quay lại nã vào tất cả các khu vực của
nền kinh tế, và chắc chắn chủ yếu sẽ nhắm tới là khu vực DN kinh tế tư nhân
vốn đã rất ốm yếu.
Còn tiền tiếp tục được ném vào những dự
án, khu vực kinh tế nhà nước trong đó có DNNN, tập đoàn, tổng công ty vốn đã
không thể gượng dậy. Tức là sẽ có khoảng hơn 2 tỷ đô (chênh gần 40.000 tỷ)
tiếp tục được ném vào các khoản đầu tư không hiệu quả.
Nợ công luẩn quẩn, tiêu tiền
trong vô vọng
PV:- Theo ông nói,
nghĩa là NSNN đang được đưa vào khu vực DNNN hoạt động không hiệu quả nên
không tạo ra được giá trị gia tăng, không tạo được của cải để cân đối nguồn
thu ngân sách? Nếu vậy, nó sẽ tác động thế nào tới vấn đề nợ công của Việt
ThS Bùi Ngọc Sơn: - DNNN khó khăn,
không trả được nợ, làm ăn không hiệu quả lại được nhà nước đi vay,
rồi bảo lãnh cho vay lại, hoặc cho DN khoanh nợ, giãn nợ... Trong khi khu vực
sản xuất lại không thể tiếp cận được với nguồn lực này. Việc này có nghĩa là
nguồn lực đang bị đầu tư một cách lãng phí, tiêu tiền trong vô vọng. Tiền đổ
vào không có nguồn thu tức là không thể cân đối được NSNN, nhà nước phải đi
vay.
Theo Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp
Quốc hội vừa qua về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của các DNNN,
hiện có 48 TĐ, TCT có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần (41 công
ty mẹ, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần).
Báo cáo của công ty mẹ, tổng số nợ phải
trả là 717.264 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2011. Báo cáo hợp nhất của các
TĐ, TCT có tổng số nợ phải thu năm 2012 là 275.975 tỷ đồng. Nghĩa là đầu tư
công còn tràn lan lãng phí, đầu tư nhưng không tạo ra giá trị gia tăng, trong
khi đó dư nợ nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh cho khu vực DNNN vào năm
2010 khoảng 4,6 tỷ USD, tương đương với 14,3% tổng dư nợ nước ngoài của Việt
Nam.
Đặt trong bối cảnh kinh tế không
có khả năng tăng trưởng, không có nhân tố tạo ra được sức bật với nền kinh
tế, sẽ chỉ là cái vòng luẩn quẩn nợ chồng nợ. Nhà nước đi vay để đầu tư xây
dựng cơ bản và trả nợ. Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lỗ rồi lại được bảo
lãnh cho vay tiếp. Nợ chồng nợ như một vòng kim cô khó thoát ra được.
PV:- Nhưng cũng phải
có giải pháp để thoát được chứ, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: -Hiện nay, nhìn
vào bức tranh kinh tế có thể thấy nó khá an toàn vì còn đang dựa
vào nguồn xuất khẩu, có tí nguồn thu. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu nợ công
có thể dự đoán được sự tồn tại của nền kinh tế sẽ được kéo dài đến bao
giờ.
Khi nợ càng nên cao nhưng lại không có
khả năng trả, nền kinh tế càng dễ bị tổn thương. Khi đó,
chỉ có một dấu hiệu bất lợi lập tức có thể khiến cả nền kinh tế suy sụp.
Tôi cho rằng, nếu muốn xoay chuyển được
phải tiến hành khám tổng thể lại sức khỏe đại thể cho nền kinh tế. Chỗ nào
không hiệu quả phải loại bỏ. Chỗ nào yếu kém phải đầu tư đẩy mạnh lên. Khu
vực có khả năng phát triển, phải thúc đẩy phát triển mạnh hơn nữa.
PV:- Xin cảm ơn ông!
(Theo
Đất Việt) Vũ Lan
|
Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét