Mới là
thoát nạn mù chữ!?
Cập nhật lúc 14:22
(PetroTimes) -
Chưa bao giờ việc dạy và học lại được dư luận quan tâm tới mức “sôi sục” như
hiện nay. Hầu như không có ngày nào trên các phương tiện thông tin đại chúng
lại vắng những bài báo viết về các loại kỳ thi, thi riêng, thi chung rồi đổi
mới sách giáo khoa, cách dạy, cách học.
Phải công nhận thần kinh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào
tạo Phạm Vũ Luận rất vững, chứ nếu không, cứ theo dư luận kiểu “phải trái,
trái phải” thế này thì chắc phát điên lên mất.
Nhưng có một điều ai cũng thấy là ở đất nước này là nhà
nào cũng muốn con mình phải đỗ đại học, nhưng nhà nào cũng lại muốn thi thế
nào cho dễ, hay nói nôm na là làm thế nào để học ít nhưng vẫn có bằng cấp.
Động cơ học tập ở ta nhiều khi lại chỉ là để khoe với
thiên hạ rằng, nhà tôi có đứa đang học ở đại học nọ, học viện kia. Rồi sinh
viên cũng cố gắng ngoài bằng chính thì kiếm thêm vài bằng phụ cũng cốt để
khoe “có học hành đầy đủ”.
Nạn háo danh, sính bằng cấp đang trở thành một căn bệnh mà
xem ra ngày càng khó chữa. Và cái giả chắc chắn không thể là thật, bởi nước
ta có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ vào hàng đông nhất ở Đông Nam Á, nhưng thật buồn
khi số lượng các công trình nghiên cứu của đội ngũ này một năm chỉ bằng một
trường đại học ở Thái Lan.
Người ta không những đua nhau kiếm bằng ở trong nước, mà
còn lao ra nước ngoài để mua bằng cấp. Mà thực chất những thứ bằng này chẳng
hề có chút giá trị nào.
Và cũng chẳng ở đâu như Việt
Ngẫm mà cay đắng khi mà năng suất lao động của người Việt
Tất cả những chuyện này xuất phát từ một quan điểm rất
không ổn trong việc đào tạo, sử dụng cán bộ, người tài ở đất nước ta.
Từ lâu, người ta đã có câu “Phi đại học, bất thành nhân” -
không có bằng đại học thì không thể nên người được. Rồi cái việc tuyển dụng
cán bộ, người làm việc thì cũng “sính” bằng nọ, cấp kia, đặc biệt là ở các cơ
quan công quyền và các doanh nghiệp Nhà nước. Phải nói thẳng là cơ chế tuyển
dụng công chức và đề bạt cán bộ hiện nay của chúng ta không khuyến khích và
không chọn được người tài, mà chỉ nhăm nhăm vào chọn người có bằng cấp.
Mà để có bằng cấp thì người ta phải nghĩ đủ mưu, đủ kế.
Nếu như ở các nước, ngay từ nhỏ, học sinh đã được dạy rằng, đi học để lĩnh
hội kiến thức, thỏa sức sáng tạo và thể hiện chí khí làm người, thì ở nước
chúng ta, trẻ con từ nhỏ đã được gia đình “nhồi nhét”, riết róng là đi học để
sau này kiếm miếng cơm manh áo, thăng quan tiến chức “vinh thân phì gia”.
Chính từ suy nghĩ và quan niệm về bằng cấp như thế này nên
sống chết gì, các gia đình cũng phải cố cho con mình có được tấm bằng đại học.
Mặc dù, nhiều gia đình, học sinh biết rõ rằng, có cái tấm
bằng ấy trong tay vẫn chưa chắc được tuyển dụng vì thực sự đã sinh ra quá
nhiều các khoa, các ngành mà xã hội không hoặc chưa có nhu cầu sử dụng. Rồi
nữa, số cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ ra trường, chỉ có một mớ kiến thức khuôn mẫu,
sáo rỗng mà không có kỹ năng làm việc thì ai dám nhận về, trừ các cơ quan Nhà
nước.
Gần đây, dư luận có vẻ hào hứng với các nhà nông làm sáng
chế. Đã có một ông nông dân chính cống vì có nhiều sáng kiến, chế ra được
nhiều máy nông cụ phù hợp với điều kiện canh tác của Việt
Cho nên, muốn nền giáo dục của chúng ta đi vào thực chất
thì trước hết cần phải thay đổi cách tuyển dụng, chọn lựa cán bộ, công chức.
Nghĩa là nên coi cái bằng tốt nghiệp đại học là giấy chứng nhận “Mày đã thoát
nạn mù chữ”. Còn cái kiến thức ở trường đại học áp dụng vào công việc như thế
nào đó là việc khác.
Chừng nào chúng ta thay đổi được cách tuyển dụng nặng về
bằng cấp như hiện nay và “cởi trói” được cho ngành giáo dục và như vậy, việc
dạy và học sẽ đi vào chiều sâu. Học sinh sẽ không phải lo đối phó với nạn thi
cử mà hầu hết, chưa đi thi đã biết có đỗ hay không; rồi cũng sẽ làm giảm bớt
nạn học thêm, dạy thêm, bởi trong mỗi tư tưởng học sinh sẽ biết rằng, xã hội
đang cần người giỏi, người thạo nghề, người có kỹ năng làm việc, chứ không
phải cần người có cái bằng tốt nghiệp đại học.
Không ít doanh nghiệp đã cay đắng thừa nhận, hầu hết số kỹ
sư, thạc sĩ nhận về đều phải đi đào tạo lại, phải dạy nghề cho họ, dạy kỹ
năng lao động, kỹ năng làm việc; thậm chí, có những ngành nghề phải dạy họ từ
cách bắt một con ốc vít, bu-lông.
Ở rất nhiều các cơ quan, đơn vị tuyển nhân viên lễ tân,
thậm chí người phục vụ cũng đòi phải có bằng đại học, trình độ ngoại ngữ.
Người viết bài này cũng đã từng “mắt chữ I, mồm chữ O” khi nghe học sinh
người Hà Nhì ở vùng ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào học tiếng Anh. Chẳng
hiểu người ta bắt lũ trẻ nói tiếng Kinh còn chưa sõi học tiếng Anh làm gì. Rồi
bây giờ, ở dưới xuôi, những môn dạy làm người, dạy ý thức tự hào dân tộc như
Lịch sử thì bị coi rẻ. Thế thì thử hỏi, nền giáo dục của chúng ta đang dạy
cái gì đây?
Dạy làm người cũng không đến nơi đến chốn, bởi vì những
môn giúp xây dựng nhân cách lại bị coi rẻ.
Dạy kiến thức thì chớt chát, gọi là học cho có, cho biết,
còn cái kiến thức đấy có tích sự gì với nghề nghiệp sau này thì không cần
biết.
Thế cho nên mới có cảnh: Thầy lên bục giảng nói như cái
máy, còn ở dưới, trò có nghe hay không, có ghi, có chép hay không thì “mặc
xác chúng bay”.
Chừng nào chúng ta dám bổ nhiệm một người không có bằng
tốt nghiệp đại học, thậm chí chẳng cần trung cấp lên làm lãnh đạo thì lúc đó
mới có thể thay đổi được quan niệm về học - hành bảo thủ hiện nay.
Nhưng lại khổ một nỗi, muốn để người tài được trọng dụng
một cách tối đa thì rõ ràng, chúng ta phải nhanh chóng cổ phần hóa các doanh
nghiệp Nhà nước, vì chỉ có thể thay đổi mô hình kinh tế thì mới có thể vượt
qua được các rào cản về tuyển dụng cán bộ, công chức.
Cần có những quy định loại công việc nào thì cần phải có
bằng cấp và loại công việc nào thì cần người biết làm việc.
Loại cán bộ nào quản lý lĩnh vực gì thì cần được đào tạo
bài bản, có bằng cấp (dĩ nhiên, đây phải là loại học thật, thi thật và được
cấp bằng thật). Và loại cán bộ nào không cần bằng cấp, miễn là “thoát nạn mù chữ”
nhưng họ có tài.
(Theo Năng
lượng mới) N.T
|
Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét