Quả táo
để 9 tháng không hỏng
Cập nhật lúc 14:51
Bà Thọ ở Hà
Nội mua một quả táo thắp hương từ dịp Tết âm lịch, nay đã qua 9 tháng mà
không hề hư hỏng. Bà luôn đặt nó trên tủ để ai đến thì cảnh báo.
Sau
9 tháng quả táo bà Thọ mua chuyển sang màu vàng vàng, hơi héo nhưng vẫn rắn
chắc. Ảnh: Hà My.
Theo bà Đặng Thị Thọ (ở Yên Hòa, Cầu Giấy), dịp Tết
2014 bà mua vài quả táo thắp
hương. Các thành viên trong nhà không thích ăn táo nên mấy quả cứ bỏ vạ vật
trên nóc tủ. Một vài tháng xem lại, quả
táo vẫn tươi nguyên. Thấy lạ, bà Thọ không vứt táo đi mà giữ lại để
quan sát. Đến nay quả táo đã
được giữ 9 tháng ở môi trường tự nhiên, chỉ héo và màu ngả vàng, nhẹ đi đôi
chút nhưng vẫn rắn chắc.
"Ai đến nhà chơi là tôi giới thiệu quả táo để lâu không hỏng và cảnh
báo mọi người đừng mua ăn nữa", bà Thọ nói.
Bà không nhớ rõ khi mua quả táo 9 tháng có màu gì, chỉ nhớ nó không dán tem và bà
mua ngoài chợ. Cách đây 3 tháng bà cũng mua một quả táo khác có dán tem xuất xứ Châu Âu, thắp hương xong
đặt cạnh quả táo 9 tháng xem còn giữ được bao lâu nữa. Sau 3 tháng, quả táo thứ hai vẫn giữ màu
đỏ sậm pha vàng như lúc mới mua nhưng vỏ héo đi vì để lâu.
Trong một buổi làm việc mới đây với tỉnh Lạng Sơn, Phó
giáo sư Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia
cũng chia sẻ ông từng mua một quả lê xuất xứ Trung
Quốc để ở phòng làm việc 5 tháng nay, chỉ héo mà chưa hỏng.
Theo ông Đà, hiện nay trên thị trường có khoảng 2.000 loại
chất bảo quản nhưng chỉ 600 loại xác định được danh tính. Nhiều hóa chất lạ
khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm, khiến
việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm khó khăn hơn.
Bà Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an
toàn thực phẩm quốc gia chia sẻ thêm, bà từng biết về quy trình chăm sóc, thu
hái táo ở các quốc gia tiên tiến. Táo được theo dõi đến một độ tuổi nhất định
mới thu hái. Sau khi thu hoạch, người ta xử lý quả táo sang chế độ ngủ - tức không cho phát triển nữa. Vốn dĩ
vỏ táo cũng khó bị xâm nhập hơn các loại quả thông thường. Vì vậy những quả táo ở các nước tiên tiến
khi mang về Việt
"Các loại táo nhập ngoại để lâu thường héo vỏ ngoài,
lâu sau đó mới hỏng, trong khi táo, lê Trung Quốc để lâu thường bị thối từ
bên trong ra", bà Hồng Hảo cho biết.
Một
thùng táo đường Trung Quốc bọc vỏ xốp, chưa được dán tem. Ảnh: Phan Dương
Ở các tỉnh miền Bắc đang là mùa táo, lê, lựu Trung Quốc
nhập về tràn ngập chợ. Tại chợ đầu mối Long Biên, có nhiều loại táo nguồn gốc Trung
Quốc như loại táo đường, táo đỏ và loại táo quả nhỏ, giá rẻ, thường được gọi
táo mèo. Táo hồng, hay gọi là táo đường Trung Quốc quả to, xốp, nhẹ, đắt nhất
trong các loại táo Trung Quốc, giá là 90.000 đồng một kg. Táo xuất xứ New
Zealand, Mỹ, Hàn Quốc quả không to như táo Trung Quốc nhưng nặng, ăn giòn,
ngon hơn, giá cũng đắt hơn.
"Trên mỗi quả táo của Mỹ hay
Dựa vào màu sắc, hầu hết người mua đều biết phân biệt xuất
xứ các loại táo. Quả táo
Hiện nay tại các chợ lẻ Hà Nội loại táo mèo (miền nam được
gọi là táo bom bi), xuất xứ Trung Quốc đang được giới thiệu là táo ta, từ Lào
Cai, Lạng Sơn hoặc Đà Lạt. Giá táo này chỉ từ 10.000 đến 20.000 đồng một kg
và có mặt ở khắp các chợ. Ngoại hình nhỏ, xấu, nhiều quả vẫn dính lá khô
khiến người mua tin đây là táo trong nước, mua ăn nhiều.
Theo ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt,
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Việt
Nam chưa cho phép trồng các loại táo có nguồn gốc ôn đới này. Để trồng được
phải nghiên cứu kỹ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sâu bệnh… Người tiêu dùng
nên đề phòng, cảnh giác với các loại táo không rõ nguồn gốc, xuất
xứ.
(Theo Vnexpress) Phan
Dương
|
Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét