Việt
Cập nhật lúc 08:03
(Tình hình Biển Đông - Vấn đề
Biển Đông) - Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án Trọng tài Luật Biển
giải thích, áp dụng Công ước về tư cách “đảo” hay “đá” của cấu trúc tự nhiên
ở Hoàng Sa.
Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án Trọng
tài Luật Biển giải thích và áp dụng Công ước về tư cách “đảo” hay “đá” của
các cấu trúc tự nhiên ở Hoàng Sa.
Việt Nam cũng có thể yêu cầu Tòa làm rõ
việc Trung Quốc, một quốc gia duyên hải, đã đơn phương ngăn chặn tự do lưu
thông, với vòng vây rộng lớn các tầu chiến và hải giám quanh khu vực giàn
khoan.
Luận cứ của Trung Quốc
(a) Khi đem giàn khoan 981 đến vị trí
giữa hai lô dầu 142 và 143 trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam
(như trong bản đồ), Trung Quốc đã nói đến hai yếu tố làm cơ sở pháp lý cho
quyết định của họ:
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng giàn
khoan “đặt hoàn toàn trong vùng nước của các đảo Hoàng Sa của Trung Quốc”, ám
chỉ trong vòng EEZ 200 hải lý và thềm lục địa của Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã
dùng vũ lực đánh chiếm bất hợp pháp từ tay Việt Nam.
Trước hết phải khẳng định rằng, vùng
EEZ và thềm lục địa đó chỉ được Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc 1982
(UNCLOS) công nhận nếu hội đủ các điều kiện: Bảo đảm cho con người sinh sống
với nền kinh tế tự túc (nước ngọt và thực phẩm sản xuất tại chỗ) khi còn
trong trạng thái thiên nhiên.
Nếu không có mỏm đất hay đá nào trong
Hoàng Sa đủ điều kiện để được gọi là đảo (island), thì chúng chỉ là đá (reef)
theo UNCLOS và chúng chỉ có lãnh hải 12 hải lý mà thôi.
(b) Trung Quốc cũng ám chỉ rằng giàn
khoan Hải Dương 981 được hạ đặt cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam (cách
đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý về phía đông), tức là có vùng chồng lấn
giữa EEZ của Việt Nam tính từ đảo Lý Sơn và EEZ của Trung Quốc tính từ đảo
Hải Nam.
Việt
Luận cứ (a) của Trung Quốc, dùng Hoàng
Sa mà đòi quyền khai thác cho giàn khoan 981 có thể được bác khước bằng hai
vụ kiện, về hai điểm: (i) Hoàng Sa không phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc
mà là của Việt Nam; (ii) Hoàng Sa không có mỏm đá nào, kể cả Phú Lâm, xứng
đáng gọi là đảo (island), tức có người sống trong nền kinh tế tự túc được
trong trạng thái nguyên thuỷ sơ khai, mà chỉ toàn là đá (reef).
Vụ kiện thứ nhất về chủ quyền đất đai
trên Hoàng Sa là thuộc luật quốc tế truyền thống (traditional international
law), theo đó Việt Nam phải minh chứng theo nguyên tắc luật quốc tế là “một
chính quyền muốn xác nhận chủ quyền phải có sự liên tục hành xử chủ quyền
trong hòa bình, nói rõ ý định làm chủ, và nếu bị cưỡng chiếm thì phải phản
đối chính quyền mới cướp đất của mình bằng võ lực, để ngăn cản chính quyền
mới này thủ đắc chủ quyền bằng sự hành xử chủ quyền liên tục”.
Xét các bằng chứng lịch sử về chủ quyền
của Việt Nam theo luật quốc tế này, thì Việt Nam, trong chiều dài lịch sử từ
nhiều thế kỷ, đã xác nhận và hành xử chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực năm 1974 thì chính quyền Việt Nam
Cộng hòa (VNCH), chính thể đang quản lý hành chính phần lãnh thổ Việt Nam từ
vĩ tuyến 17 trở vào, đã phản đối.
Sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay
là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) – kế quyền của VNCH theo nguyên tắc
thừa kế quốc gia (succession of state) – cũng phản đối vụ Trung Quốc dùng võ
lực chiếm Hoàng Sa, đồng thời nhiều lần phản đối việc Trung Quốc dùng võ lực
chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988 và các năm sau đó.
Điều này khẳng định chủ quyền Việt Nam
trên Hoàng Sa và Trường Sa không thể bị coi là đã xói mòn vì thiếu sự tuyên
bố và hành xử chủ quyền.
Tòa án có thẩm quyền xử các vụ kiện về
chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) là Tòa án Công lý Quốc tế
(International Court of Justice, ICJ). Tuy nhiên để ICJ mở phiên tòa thì các
bên liên quan phải đồng ý ra tòa và chấp thuận mọi phán quyết của tòa.
Nghĩa là trong vụ kiện về chủ quyền ở
Hoàng Sa phải có sự đồng ý của Trung Quốc.
Trong vụ kiện thứ hai, trước Tòa án
Trọng tài Luật Biển, Việt Nam có thể bác khước căn cứ pháp lý của việc Trung
Quốc đặt giàn khoan 981 trên cả 2 luận cứ: luận cứ (b) về khoảng cách đảo Hải
Nam tới giàn khoan chỉ có 180 hải lý, cùng với luận cứ (a) về tư cách đảo
(island) của Hoàng Sa. Tòa án Trọng tài Luật Biển là tòa mà Việt
Việt
Vị trí giàn khoan 981 có thể nằm trong
vùng chồng lấn giữa EEZ của Việt
Việt Nam có thể yêu cầu Toà Trọng tài
giải thích (declaratory judgement) và áp dụng Công ước về vấn đề không có mỏm
đá, đất nào trong Hoàng Sa, kể cả Phú Lâm, xứng đáng là đảo (island) mà người
ở được trong một nền kinh tế tự túc, trong trạng thái thiên nhiên trước khi
Trung Quốc xây các tòa nhà ở được, phi trường, cảng, để tiếp tế, và nhà máy
lọc nước ngọt.
Việt Nam cũng có thể yêu cầu Tòa làm rõ
việc Trung Quốc, một quốc gia duyên hải, đã đơn phương ngăn chặn tự do lưu
thông, với vòng vây rộng lớn các tầu chiến và hải giám quanh khu vực giàn
khoan.
Một vi phạm khác nữa của Trung Quốc là
trong khi chờ đợi các cơ quan tài phán giải quyết, Việt Nam chỉ giới hạn hoạt
động trong các lô 118 và 119, thì Trung Quốc đáng lẽ phải thương lượng giải
quyết bất đồng với Việt Nam về EEZ và thềm lục địa, trên tinh thần hiểu biết
và cộng tác, ngõ hầu không hại đến thỏa ước sau cùng, thì Trung Quốc lại lấn
lướt, hung hăng. Hành động Trung Quốc cũng vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC).
(Theo
Đất Việt)
Tạ Văn Tài
|
Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét