Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Hội nghị G7 sẽ chỉ trích Trung Quốc

 Cập nhật lúc 15:52             

·        Trung Quốc đang thi hành Luật rừng giữa biển Đông


(NLĐO) – Lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy định pháp luật về việc bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trong một tuyên bố được đưa ra trong tuần này, trong một chỉ trích nhằm vào Trung Quốc.

Dự kiến tại hội nghị diễn ra ở Brussels - Bỉ trong 2 ngày 4 và 5-6, các nhà lãnh đạo G7 sẽ đưa ra tuyên bố chung, trong đó có phần nội dung bày tỏ mối lo ngại về những hành động hung hăng của Trung Quốc tại các vùng biển ở châu Á, dù không nêu đích danh Bắc Kinh.
Ngoài ra, G7 ​còn kêu gọi Nga tôn trọng các quy định của pháp luật sau khi chỉ trích nước này đang tìm cách thay đổi hiện trạng ở Ukraine thông qua vũ lực. 


Cảnh sát biễn Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Reuters 
Cảnh sát biễn Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Reuters 
Dù vậy, dường như vẫn còn khoảng cách giữa Nhật Bản và các thành viên khác trong G7 về quan điểm với Nga, ngay cả khi Tokyo mong muốn tăng cường hợp tác với Mỹ và châu Âu để tạo đối trọng với Trung Quốc.
Ông Sergei Naryshkin, Chủ tịch Hạ viện Nga và là một phụ tá thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, sẽ đến thăm Nhật Bản dù đang chịu lệnh cấm nhập cảnh do Mỹ và châu Âu áp đặt.
Tại Tokyo, ông Naryshkin sẽ gặp  hai cựu thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori và Yukio Hatoyama, cũng như Chủ tịch Hạ viện Bunmei Ibuki để thảo luận về tranh chấp lãnh thổ song phương và các vấn đề khác. Dự kiến các nhà lập pháp Nga sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Masaaki Yamazaki vào ngày 3-5.
Tại cuộc họp báo, Yoshihide Suga, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, cho biết ông ​​Naryshkin sẽ không gặp các quan chức chính phủ Nhật trong suốt khoảng thời gian thăm Tokyo.  
Xuân Mai (Theo Nikkei)
* Ông thứ trưởng quốc phòng TQ nghênh ngang tuyên bố tại đối thoại Shangri-la “…công ước LHQ về Luật biển 1982 không thể áp dụng trong trường hợp này (ý nói yêu sách đường lưỡi bò của TQ chiếm 90% biển Đông)! Nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng hiểu nôm na là TQ không chấp nhận Luật pháp quốc tế, đơn giản chỉ có vậy. Rõ ràng họ có luật riêng. Phải chăng đó là Luật rừng giữa biển Đông?
Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét